420 Trường Sa Hoài Hương Bình Định
Diện tích: 744,10 km² Dân số: 94.300 người
Được đến Trường Sa du lịch là ước mơ của mọi công dân Việt Nam và kiều bào ở nước ngoài. Ước mơ ấy giờ đây đang trở nên gần với hiện thực hơn sau những chuyển động từ chính quyền TP.HCM.
Toàn cảnh đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trên cao - Ảnh: Đỗ Hùng
Cách đây khoảng chục năm, chính quyền tại Việt Nam đã đề cập đến kế hoạch đưa khách ra Trường Sa du lịch. Tuy nhiên, rốt cuộc thì những tour du lịch đúng nghĩa vẫn chưa được thực hiện. Cho tới nay, ngoài các lực lượng chức năng, phóng viên báo chí và quan chức ra thăm đảo theo các chuyến công tác của tàu Hải quân, người dân thường chỉ có thể tới Trường Sa khi thuộc các diện sau: ngư dân đánh cá có việc phải cập đảo (chẳng hạn tình huống cấp cứu), người dân Việt Nam hoặc kiều bào nước ngoài đi theo các chuyến công tác do nhà nước tổ chức.
Ngoài các trường hợp trên, ước nguyện đến với những mỏm đất giữa trùng khơi, một phần thiêng liêng và không bao giờ tách rời của đất mẹ Việt Nam, của đại đa số người dân trong nước và kiều bào vẫn còn phải tạm thời gác lại.
Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có bằng chứng lịch sử, có cơ sở pháp lý và có ý chí chính trị, có quyết tâm của toàn dân để khẳng định điều đó. Trường Sa của Việt Nam cũng hiển nhiên như khi nói rằng hang Sơn Đoòng, vịnh Hạ Long là của Việt Nam vậy. Từ điều hiển nhiên đó, việc tổ chức du lịch tới Trường Sa cũng cần được coi là hoạt động bình thường, hiển nhiên của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Theo tôi, lẽ ra việc tổ chức tour du lịch tới Trường Sa cho đông đảo du khách Việt Nam, kiều bào, thậm chí cả du khách nước ngoài phải được thực hiện từ lâu rồi mới phải.
Trước đây, chính quyền Việt Nam cũng đã một vài lần công bố ý định đưa du khách ra Trường Sa thông qua các tour thường kì. Tuy nhiên, sau đó thì Trung Quốc, nước nhận vơ chủ quyền tại Trường Sa, đã lên tiếng phản đối. Có lẽ do chịu áp lực từ Trung Quốc mà Việt Nam tạm hoãn kế hoạch, tới bây giờ mới có
Theo tôi, việc Việt Nam chùn tay trong kế hoạch tổ chức du lịch là không nên chút nào và điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trong các vấn đề quân sự trên biển, chúng ta phải khéo léo, mềm dẻo để tránh xung đột. Đó là chủ trương đúng đắn. Nhưng trong hoạt động kinh tế hợp pháp trên vùng đất, vùng biển mà ta có chủ quyền thì chúng ta cứ phải thực hiện bình thường. Không nên và không được vì sức ép nào đó mà chùn tay, mà tạm hoãn cả. Mỗi một sự chùn tay của ta sẽ được Trung Quốc diễn dịch là hành động nhân nhượng, là thái độ “biết sợ” và họ lại càng được dịp lấn tới, trong khi chính nghĩa thuộc về chúng ta, còn họ lại là kẻ xâm lấn, chiếm cứ biển đảo của chúng ta.
Như chúng ta đã biết, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ năm 1974, khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang giữ quần đảo này.
Trường Sa thì bị Trung Quốc chiếm nhiều bãi cạn, đá và mới đây họ thực hiện việc bồi đắp để xây đảo nhân tạo với quy mô chưa từng có. Trung Quốc mới đây đã công khai ý định tăng cường các hoạt động hậu cần nghề cá trên các đảo nhân tạo, nên chi có thể dự đoán họ sẽ tăng cường các hoạt động kinh tế, bao gồm hoạt động du lịch, tới những nơi họ chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa.
Philippines, Malaysia và Đài Loan cũng chiếm một số thực thể tại Trường Sa như đảo Ba Bình (Đài Loan chiếm bất hợp pháp), đảo Thị Tứ (Philippines chiếm bất hợp pháp) và đá Hoa Lau (Malaysia chiếm bất hợp pháp).
Máy bay trực thăng đáp trên sân bay ở Trường Sa Lớn - Ảnh: Đỗ Hùng
Trong số các bên chiếm đóng trái phép quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines thường đưa du khách tới Trường Sa, nhưng Malaysia mới là quốc gia tổ chức hoạt động du lịch bài bản và thường xuyên nhất. Họ có tour tới đá Hoa Lau, nơi có cơ sở nghỉ dưỡng và lặn biển khá tiện nghi. Mỗi tour đi bằng máy bay xuất phát từ phi trường Kota Kinabalu trên đảo Borneo đến sân bay trên đá Hoa Lau với toàn bộ hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi tại resort 3 sao, lặn biển trong 6 ngày có giá khoảng 1.200 USD (tương đương 26 triệu đồng).
Tôi có những người bạn doanh nhân Malaysia, họ từng kể với tôi về chuyến đi của họ tới đá Hoa Lau mà họ gọi là Pulau Layang Layang. Trong những lần như vậy, tôi rất đau lòng về việc một phần tổ quốc mình nằm trong tay nước khác, và công dân nước khác đang tới du lịch ở nơi mà lẽ ra là của Việt Nam ấy. Điều đó càng nung nấu khát khao của tôi được đặt chân một lần tới Trường Sa, không phải thông qua một chuyến công tác đặc biệt được tổ chức cho kiều bào, mà bằng cách mua vé tour của một công ty du lịch, như cách mà tôi đã làm để đến thăm Phú Quốc, Hội An, Huế, Sa Pa trong những lần về Việt Nam.
Trường Sa của Việt Nam. Chúng ta có bằng chứng lịch sử, có cơ sở pháp lý và có ý chí chính trị, có quyết tâm của toàn dân để khẳng định điều đó. Trường Sa của Việt Nam cũng hiển nhiên như khi nói rằng hang Sơn Đoòng, vịnh Hạ Long là của Việt Nam vậy. Từ điều hiển nhiên đó, việc
cần được coi là hoạt động bình thường, hiển nhiên của một quốc gia độc lập có chủ quyền.
Mới đây, một đài truyền hình Mỹ đã làm phóng sự tuyệt vời về hang Sơn Đoòng, quảng bá du lịch Việt Nam tới toàn thế giới. Tôi mong rằng trong tương lai, chính quyền tại Việt Nam tạo điều kiện để một đài quốc tế nào đó thực hiện quảng bá cho
bình thường như cách mà họ đã quảng bá cho Sơn Đoòng.
Hồ Hoài Anh là tổng đạo diễn của đêm nhạc từ thiện sắp diễn ra tại Lào Cai. Đây là lần đầu anh xuất hiện công khai sau nhiều năm vắng bóng.
Chiều 11/10, Hồ Hoài Anh xuất hiện tại buổi giới thiệu đêm nhạc từ thiện ở Hà Nội. Đây là lần đầu anh tham gia một sự kiện công khai kể từ tháng 7/2022. Trong buổi họp báo, Hồ Hoài Anh cho biết: "Thời gian này, tôi muốn khi làm bất cứ công việc gì, mình cũng chỉ đứng đằng sau, âm thầm vậy thôi".
Ở đêm nhạc, Hồ Hoài Anh sẽ đảm nhận vai trò tổng đạo diễn. Đêm nhạc gồm nhiều nghệ sĩ như Tùng Dương, Hòa Minzy, Quang Hà, Khắc Việt, Mars Anh Tú, Lưu Hương Giang, nhóm MTV, Vy Oanh… tham gia với mục đích gây quỹ từ thiện ủng hộ đồng bào Lào Cao chịu thiệt hại sau cơn bão Yagi.
Hồ Hoài Anh cho biết anh chủ động mời Lưu Hương Giang tham gia đêm nhạc. Theo tiết lộ của anh, Lưu Hương Giang sẽ thể hiện ca khúc Là con gái phải xinh. Ngoài ra, anh cùng Lưu Hương Giang và con gái sẽ trực tiếp tới Làng Nủ.
Hồ Hoài Anh xuất hiện tại một sự kiện diễn ra vào chiều 11/10. Ảnh: Mạnh Kiên.
Nói thêm về lý do chọn đêm nhạc để xuất hiện công khai, Hồ Hoài Anh cho biết ngay khi tình trạng mưa lũ, sạt lở xảy ra do mưa bão, anh cùng nhạc sĩ Phạm Việt Tuân đã có chuyến đi Lào Cai.
“Đến Lào Cai, chúng tôi đã chứng kiến cảnh đau thương ở bệnh viện Bảo Yên, nơi bệnh nhân nào cũng mất nhà, mất người thân. Lúc đó, chúng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất làm sao giúp được người dân càng nhiều càng tốt. Chúng tôi dùng tiền của mình, nhắn tin huy động anh em bạn bè có lòng để gửi lên và gặp từng người mất nhà, mất người thân trao tận tay cho họ”, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh chia sẻ.
“Những hình ảnh trên truyền thông đã khiến người ta rơi nước mắt, nhưng trực tiếp gặp họ ngoài đời còn thương hơn. Lúc đó chúng tôi nghĩ, sao không tổ chức một đêm nhạc để các nghệ sĩ góp sức, có thêm sự hỗ trợ cho đồng bào. Tôi, các nghệ sĩ, anh em âm thanh, ánh sáng, những anh chị doanh nghiệp đồng hành đều hào hứng làm một đêm nhạc như vậy”, Hồ Hoài Anh cho biết.
Toàn bộ doanh thu của chương trình sẽ được trao tận tay các hộ dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại sau cơn bão Yagi và quyên góp vào số tài khoản của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho công tác sửa chữa, tái xây dựng cơ sở vật chất.
Trong 2 năm qua, Hồ Hoài Anh vẫn sản xuất âm nhạc nhưng chủ yếu thực hiện các chương trình của bạn bè, người thân. Anh đứng sau đêm nhạc của Mars Anh Tú hay Hoàng Thùy Linh nhưng đảm nhận công việc hậu trường chứ không lộ diện.
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý do GS Gianni Kriscak cùng Hiền Nguyễn Soprano (nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương), Trịnh Thị Oanh (giảng viên thanh nhạc tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương) thực hiện. Sách ra mắt vào tháng 2 và nhanh chóng được bạn đọc đón nhận.
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý là tác phẩm hiếm hoi về opera được thực hiện bằng tiếng Việt. Qua cuốn sách này, các tác giả đưa ra câu chuyện về một thành tựu văn hóa kinh điển của thế giới nhưng bằng góc nhìn nhẹ nhàng, dễ tiếp cận thay vì quá nặng nề, phức tạp. Các tác giả không đề cập quá nhiều tên, chi tiết và chỉ đưa vào cuốn sách những khoảnh khắc quan trọng, thú vị nhất trong giai đoạn đầu tiên của các vở opera.
Trước tình hình trên, tháng 1-1973, Bộ Chính trị chỉ đạo: Chưa thể coi miền Nam thực sự hết tình trạng chiến tranh… Không thể có ảo tưởng địch sẽ thi hành một cách nghiêm chỉnh vì chúng rất lo ngại trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn… Nhất thiết lực lượng vũ trang ta phải mạnh và luôn luôn ở tình trạng chiến đấu nếu địch gây hấn trở lại nhất định phải bị giáng trả đích đáng[1].
Quán triệt sự chỉ đạo của cấp trên, Tỉnh ủy Bình Thuận, Bình Tuy chỉ đạo: các lực lượng vũ trang ta áp sát địa bàn, sẵn sàng đánh trả địch. Trong năm 1973, ta đánh 145 trận, diệt 636 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
Sau Hội nghị du kích chiến tranh của Quân khu 6 (4-1974), phong trào nhân dân du kích dấy lên khắp nơi. Trong kế hoạch hoạch 1974-1975, Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho Quân khu 6 kết hợp với Quân khu 7 giải phóng 2 huyện Hoài Đức và Tánh Linh của Bình Tuy, góp phần hoàn chỉnh căn cứ miền Đông Nam bộ[2]. Hoài Đức và Tánh Linh là 2 địa bàn có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược do các mối liên quan chặt chẽ với miền Đông Nam bộ và Nam Tây Nguyên. Làm chủ được vùng này sẽ góp phần chia cắt được quân khu 2 và 3 của địch, xác lập bàn đạp để bao vây tiến công Sài Gòn từ hướng Đông.
Bộ chỉ huy chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh được hình thành, gồm 5 đồng chí do đồng chí Đặng Sĩ Ngọc - Tư lệnh Sư đoàn 6 - Quân khu 7 làm Chỉ huy trưởng. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn 6 của Quân khu 7, Trung đoàn 812, Tiểu đoàn đặc công 200C của Quân khu 6 cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh Bình Tuy, du kích và các đội công tác của 2 huyện Hoài Đức, Tánh Linh. Đồng thời, ta huy động thêm lực lượng phía sau đi dân công phục vụ chiến trường, mở thêm tuyến đường ôtô từ Hàm Thạnh đến phía Tây Biển Lạc để vận chuyển hàng phục vụ chiến đấu[3].
Sau thời gian chuẩn bị, 2 giờ 35 phút ngày 10-12-1974, ta tấn công cứ điểm Lồ Ồ. Sau mấy tiếng đồng hồ chiến đấu quyết liệt, ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm. Cứ điểm Lồ Ồ là một đỉnh cao then chốt, có lợi thế khống chế cả khu vực xung quanh và bảo vệ trực tiếp cho chi khu Tánh Linh. Chính vì vậy mà mất cứ điểm này, Chi khu Tánh Linh rơi vào tình thế bị uy hiếp hết sức nghiêm trọng, tinh thần quân lính sa sút, hoang mang.
Cùng thời gian này, các đơn vị còn lại của Trung đoàn 812 và lực lượng vũ trang tỉnh, huyện đã đánh chiếm hầu hết các mục tiêu trong khu vực; đồng thời diệt luôn Phân Chi khu Sùng Nhơn, hỗ trợ cho đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ. Ngày 24-12-1974, Bộ Chỉ huy chiến dịch hạ lệnh tiến công Chi khu Tánh Linh, quét sạch quân địch. Trên đà thắng lợi, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định tập trung mọi sức lực để giải phóng tiếp chi khu Hoài Đức, kết thúc chiến dịch. Lúc này, địch đã điều lực lượng tăng cường cho chi khu Hoài Đức đồng thời lập thêm trận địa pháo ở Trà Cổ để hỗ trợ cho chi khu này. Đêm 3-1-1975, ta bắt đầu nổ súng đánh vào chi khu. Bảy ngày sau ta mới chiếm được một số thôn xung quanh chi khu và bị thương vong khá nặng. Trước tình đó, Bộ Chỉ huy Miền cho kết thúc chiến dịch[4].
Chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh kết thúc, tuy chưa thực hiện được trọn vẹn kế hoạch đề ra, song ta đã giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh và hầu hết vùng nông thôn của huyện Hoài Đức với trên 30.000 dân, tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, góp phần rất quan trọng vào chuyển biến tình hình, tạo tiền đề cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn quê hương.
Đầu năm 1975, trước khí thế cách mạng hừng hực tiến công, tinh thần quần chúng sôi sục. Tháng 1-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm, trong 2 năm 1975 - 1976 sẽ giải phóng miền Nam.
Tiếp đó, kế hoạch chiến lược trong 2 năm 1975 - 1976 đã được Bộ Chính trị thông qua, trong đó hướng tiến công chiến lược chủ yếu của đầu năm 1975 là Tây Nguyên, mở vùng giải phóng nối liền Nam Tây Nguyên với Đông Nam bộ và cùng phối hợp tiến đánh Sài Gòn. Bộ Chính trị còn dự kiến thêm phương án “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”[5].
Thực hiện chủ trương trên và nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Miền giao, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 6 đã hạ quyết tâm sử dụng lực lượng của quân khu và của Bình Tuy để tiêu diệt Chi khu Hoài Đức trong thời gian ngắn nhất, sau đó đưa toàn bộ lực lượng lên đường 20 phối hợp với chủ lực của Miền phát triển về hướng Tây Nguyên.
Về cách đánh, Ban chỉ huy chiến dịch quyết định dùng lối đánh “bóc vỏ” để bao vây, cô lập và sau đó dùng các mũi đột phá bằng đặc công và bộ binh để dứt điểm chi khu. 23h ngày 16-3-1975, ta tấn công Chi khu Hoài Đức. Sáng ngày 20-3, quân ta hoàn toàn làm chủ chi khu. Đến ngày 23-3-1975, huyện Hoài Đức được hoàn toàn giải phóng[6].
Để chuẩn bị cho kế hoạch chiến lược Tổng tiến công và nổi dậy, Quân khu đã chỉ định Bình Thuận thành lập Ban Chỉ huy tiền phương do đồng chí Đỗ Phú Đáp - tham mưu trưởng quân khu làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Quý Đôn bí thư Tỉnh uỷ làm chính uỷ. Ngày 5-4-1975, Thường vụ Tỉnh uỷ cùng với Ban chỉ huy tiền phương họp tại thôn Phú Minh (xã Hàm Phú) quyết tâm tấn công dứt điểm chi khu Thiện Giáo, giải phóng các xã dọc lộ 8 và Quốc lộ 1, áp sát thị xã Phan Thiết, sau đó phối hợp với các lực lượng của trên giải phóng thị xã và toàn tỉnh.
Ngày 8-4-1975, ta tấn công giải phóng hoàn toàn quận lỵ Thiện Giáo. Sau khi diệt được Chi khu Thiện Giáo, Ban Chỉ huy tiền phương của Quân khu đã điều Trung đoàn 812 tăng cường cho tỉnh để giải phóng quốc lộ 1 mạn Đông Bắc Phan Thiết nhằm chia cắt địch và tạo điều kiện cho quân chủ lực của Bộ tiến vào. Chiều ngày 17-4-1975, cánh quân Quân đoàn II của Bộ tiến vào địa phận Tuy Phong cùng với quân dân địa phương đánh dứt điểm Long Hương, Phan Rí Cửa và sáng hôm sau, bốn huyện phía Bắc được hoàn toàn giải phóng: Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý, Hải Ninh.
Tối ngày 18-4, lữ đoàn 203 của Quân đoàn II và lực lượng tại chỗ đã vượt qua cầu Phú Long tiến vào Phan Thiết. Suốt ngày 18-4, Bộ Chỉ huy Quân giải phóng Bình Thuận cho pháo 105, ĐKB, H12 pháo kích mạnh mẽ vào Tiểu khu Bình Thuận, Căng Ê-xê-pic, Lầu Ông Hoàng gây sát thương cho địch, tạo nhiều đám cháy nổ lớn, khiến cho địch phải hoang mang rối loạn, góp phần hổ trợ tích cực cho đại quân tiến vào Phan Thiết. Đến 2 giờ ngày 19-4, ta giải phóng thị xã Phan Thiết. 9h sáng cùng ngày, Ủy ban quân quản tỉnh Bình Thuận vào tiếp quản Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã được giải phóng, trừ đảo Phú Quý.
Cùng thời gian trên, ngày 23-4-1975, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ Lagi, Hàm Tân. Đêm 26-4, được sự chi viện của Đoàn 385 Hải quân, Tiểu đoàn 482 cùng Đại đội 490 và một số cán bộ của huyện Tuy Phong đã dùng 5 thuyền máy vượt biển tiến đánh Cù Lao Thu, quận Phú Quý của địch. 4h sáng 27-4, quân ta bất ngờ đổ bộ lên đảo và chỉ sau hơn 1 tiếng đồng hồ chiến đấu, bọn địch đã hạ vũ khí đầu hàng. Ngày 27-4-1975, ta giải phóng Cù Lao Thu - mảnh đất cuối cùng của Bình Thuận[7].
Như vậy, trãi qua nhiều ngày đêm chiến đấu anh dũng, quân và dân Bình Thuận đã liên tục tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn quê hương, góp phần cùng quân dân cả nước lập nên kỳ tích Đại thắng mùa Xuân năm 1975./.
[1] Tỉnh ủy Bình Thuận, Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Bình Thuận (1945-2015), NXB CTQG HCM, 2015, tr260.
[2] Dư địa chí Bình Thuận, Sở văn hóa thông tin Bình Thuận, 2006, tr384.
[3] Đảng bộ tỉnh Bình Thuận: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, T2 (1954-1975), Xí nghiệp in Bình Thuận, 2000, tr272.
[4] Đảng bộ tỉnh Bình Thuận: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, T2 (1954-1975), Xí nghiệp in Bình Thuận, 2000, tr273-275.
[5] Đảng bộ tỉnh Bình Thuận: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, T2 (1954-1975), Xí nghiệp in Bình Thuận, 2000, tr276.
[6] Dư địa chí Bình Thuận, Sở văn hóa thông tin Bình Thuận, 2006, tr385.
[7] Tỉnh ủy Bình Thuận, Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Bình Thuận (1945-2015), NXB CTQG HCM, 2015, tr296..