Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.

Học qua các bài hát và phim ảnh

Có một cách rất hay là chúng ta có thể học ngôn ngữ qua việc nhớ lời bài hát theo những thể loại ưa thích như rock, rap,… Việc này có thể giúp bạn nhớ lời dù không biết nghĩa từ vựng. Khi bắt đầu học chúng ta nên bắt đầu những bài hát đơn giản, lời nhạc chậm, mình thường hay học thêm từ vựng bằng cách xem phim song ngữ vừa đọc tiếng việt vừa học tiếng ba lan để có thể học theo từng câu nói. Trong bài hát hay đoạn phim đang xem có xuất hiện cấu trúc đặc biệt, mình có thể đem so sánh chúng với bài học tiếng ba lan trên lớp của mình đang học xem khác nhau như thế nào.  Việc đó giúp mình nhớ được nhiều ngôn ngữ và nhớ được lâu. Bước tiếp theo mình áp dụng những câu đã học khi nói chuyện với người bản ngữ hoặc khi viết nhật kí. Điều này sẽ giúp chúng ta có thêm dữ liệu và vốn từ vựng phong phú. Khi người bản ngữ sử dụng những từ, cụm từ mà mình chưa biết thì mình có thể tập dùng để bổ sung vào vốn từ. Mặt khác khi giao tiếp, họ sẽ hiểu mức độ hiện tại của mình và sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Giao tiếp với người bản ngữ qua internet

Mình thường nghe radio và theo dõi thông tin về chính trị, xã hội của các nước sở tại mà mình học thứ tiếng đó. Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng Facebook trở thành một nguồn hữu hiệu cho việc học ngôn ngữ mới. Mình hay theo dõi Facebook của những người nổi tiếng trên đất nước đó để có thể học ngôn ngữ một cách dễ dàng và hứng thú.  Ví dụ như mình quan tâm đến chó, mèo. Một cô diễn viên nào đó cũng đăng tải thông tin về một con mèo thì mình có thể đọc câu chuyện đó. Ngoài ra, mình có thể đọc bình luận từ các người hâm mộ, từ đó mình hiểu thêm được ngôn ngữ nói ấy, thêm nữa Thậm chí mình có thể phản hồi lại những bình luận bằng cách bày tỏ quan điểm xem con mèo đó béo hay gầy, đẹp hay xấu,… Thực tế mình cũng tốn rất nhiều thời gian cho việc online Facebook. Tuy nhiên việc đầu tiên của mình là lướt newfeed xem những thông tin được viết bằng ngôn ngữ mình đang học. Trên trang cá nhân của mình cũng có những bài viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đa dạng, tránh nhàm chán. Đây là cách học thụ động và khá dễ dàng, việc làm này giúp mình rất nhiều trong học ngoại ngữ Ba Lan.  Tóm lại hãy tìm mọi cách để giao tiếp với người bản ngữ càng nhiều càng tốt mặc dù mình không biết họ. Hiện tại trên Facebook có rất nhiều hội nhóm giúp mình học ngôn ngữ với số lượng người tham gia đông. Họ có thể sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Cách đây khoảng hơn 10 năm, việc học ngôn ngữ khá khó khăn. Nhưng giờ đây, Internet là một thế giới phẳng giúp chúng ta dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài. >> Xem thêm: Cách học tốt nhất tiếng Ba Lan Phần 1

Trong một tuần mình nên dành nhiều thời gian cho việc học từ vựng mới. Mình luôn cố gắng viết ra giấy càng nhiều lần càng tốt, điều này sẽ kết nối với bộ não khiến mình nhớ cách viết và nhớ từ sẽ lâu hơn. Một ngày mình học khoảng 50 từ vựng, dành khoảng 1-2h cho việc luyện nghe và 1h cho việc luyện viết, trong đó cứ mỗi từ vựng chúng ta nên đọc đi đọc lại nhiều lần. Nếu bạn muốn học nhiều ngôn ngữ cũng không nên học nhiều loại từ trong một ngày. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp thu và mất thời gian cân bằng các loại ngôn ngữ. Mọi việc phải luôn luôn bắt đầu như vậy. Cho dù học ngoại ngữ để cho vui hay vì mục đích quan trọng, bạn nên thực hiện với ý định tốt và động lực cao. Một khởi đầu tốt là bạn đã có một nửa chiến thắng. Chúc bạn thành công nhé! Tags: sách học tiếng ba lan, hoc tieng ba lan that don gian, bảng chữ cái tiếng ba lan, tiếng ba lan có khó không, ngữ pháp tiếng ba lan, hoc tieng ba lan mien phi, xin chào tiếng ba lan, học tiếng ba lan ở hà nội

Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.

Cấp xét xử phúc thẩm cho biết, ban đầu bà Lan kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án nhưng sau đó đã thay đổi, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

HĐXX nhận định đây là vụ án có tính chất tổ chức chặt chẽ, trong đó bị cáo Trương Mỹ Lan đóng vai trò chủ mưu, trực tiếp đề ra chủ trương và chỉ đạo các đồng phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các bị cáo trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, làm việc tại SCB, đã lập ra hàng loạt hồ sơ vay vốn giả để rút ra số tiền khổng lồ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.

Cụ thể, từ ngày 1-1-2012 đến 31-12-2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập 368 khoản vay khống, chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 64.000 tỉ đồng từ SCB, sử dụng vào các mục đích cá nhân. Tiếp đó, từ ngày 9-2018 đến 7-10-2022, bà Lan tiếp tục chỉ đạo lập thêm 916 hồ sơ vay giả, rút số tiền khổng lồ hơn 304.000 tỉ đồng từ ngân hàng này.

Bên cạnh đó, để che đậy tình trạng tài chính yếu kém và các sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của SCB, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra, nhằm thực hiện các hành vi hối lộ. Cụ thể, bà Lan đã chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, thực hiện 4 lần đưa hối lộ với tổng số tiền 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn, để đảm bảo SCB có thể tiếp tục tái cơ cấu và duy trì các hoạt động tín dụng.

HĐXX đánh giá để giúp bị cáo Lan chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại cho SCB, các bị cáo từng là lãnh đạo, cán bộ cao cấp của SCB đã thực hiện thủ đoạn cấp tín dụng ngược.

Cụ thể, sau khi nhận chỉ đạo từ Trương Mỹ Lan về nhu cầu sử dụng tiền, các bị cáo từng là lãnh đạo của SCB thống nhất chủ trương, phân bổ chi nhánh thực hiện. Sau đó, Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên tìm người đứng tên thành lập các pháp nhân hoặc thông tin cá nhân để SCB làm phương án vay vốn.

Đồng thời, Nguyễn Phương Anh liên hệ Đặng Phương Hoài Tâm để lấy thông tin như tên công ty, địa chỉ trụ sở để Nguyễn Phương Anh chỉ đoạ nhân viên thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan chức năng. Bị cáo Tâm cũng là người quản lý toàn bộ pháp nhân, cá nhân tham gia góp vốn cũng như tài sản đảm bảo của bị cáo Lan để tránh sự trùng lập, chồng chéo gây nghi ngờ khi hồ sơ vay vốn bị kiểm tra.

Toàn bộ thông tin được chuyển cho SCB để làm hồ sơ vay vốn sau đó chuyển lại cho Nguyễn Phương Anh để chuyển cho các cá nhân, pháp nhân đứng tên ký hoàn tất. Sau khi tiền giải ngân về tài khoản bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Dung thông báo để Nguyễn Phương Anh biết nhằm liên hệ với Hồ Bửu Phương để lên phương án giải quỹ bằng thủ đoạn ký các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần. Hành vi của các bị cáo thể hiện sự câu kết chặt chẽ, tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Ngoài ra, khi thực hiện các bị cáo còn dùng thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu sự thanh, kiểm tra của các cơ quan năng. Cụ thể, các công ty sau khi thành lập đều được mua số điện thoại liên lạc, giao cho các nhân viên lễ tân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát quản lý, trực điện thoại và trả lời khi có người liên lạc xác minh, trung bình mỗi nhân viên được giao quản lý khoảng 70 điện thoại di động có gắn sim điện thoại của từng công ty, quá trình điều tra các nhân viên này đã giao nộp lại; dùng thủ đoạn lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần lòng vòng làm phương án giải quỹ nhằm cắt đứt dòng tiền, gây khó khăn trong điều ra khi bị phát hiện đồng thời còn tránh việc truy thu thuế của các cơ quan thuế; dùng thủ đoạn bán nợ đối với các khoản vay đã được tái cơ cấu nhiều lần để hạch toán ngoại bảng nhằm nới room tín dụng, tiếp tục rút tiền bằng hình thức cho vay đồng thời tránh sự kiểm tra đối với các khoản vay trên.

Đối với bị cáo Trương Huệ Vân và Dương Tấn Trước tham gia giúp sức với vai trò là người thực hiên trong khâu cung cấp pháp nhân đứng tên vay vốn trong cùng một đợt giải ngân. Mặc dù biết mục đích vay bốn là theo chỉ đạo của bà Lan nhưng các bị cáo chỉ tham gia 1 số hồ sơ nhất định, trong thời gian ngắn, không tham gia vào các khâu giải quỹ, che giấu dòng tiền giải ngân và việc hợp thức nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.

Xem xét vai trò của bị cáo Lan, hậu quả hành vi phạm tội đã gây ra, TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên phạt tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về các tội danh "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng".

Hành vi của Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc thực hiện ba hành vi nghiêm trọng, làm mất niềm tin của khách hàng gửi tiền tại SCB, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế.

HĐXX xét thấy mặc dù bị cáo Lan có ý thức khắc phục hậu quả vụ án, số tiền của bị cáo và các cá nhân nộp khắc phục hậu quả vụ án đến nay là hơn 200.000 tỉ đồng. Đồng thời bị cáo cũng tự nguyện xử lý các tài sản như hơn 400 mã tài sản bảo đảo cho các khoản vay chưa được định giá, dự án 6A Bình Chánh… Tuy nhiên, HĐXX xác định các tài sản này chưa được cơ sở pháp lý để xác định giá trị. Do đó, chưa đủ căn cứ để HĐXX xác định giá trị tài sản khắc phục hậu quả là tỉ ¾ tài sản tham ô tại quy định của Bộ Luật Hình sự và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.

Tuy nhiên, cấp phúc thẩm của ghi nhận tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo Lan thể hiện sử ăn năn hối cải, nhận thức sâu sắc về nhận thức, thông qua phương án khắc phục hậu quả đã trình bày. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới được ghi nhận. Tuy nhiên, xét tổng thể thiệt hại vụ án đặc biệt lớn, tội phạm bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt về tội "Tham ô tài sản" và tội "Đưa hối lộ".

HĐXX nhấn mạnh, căn cứ Bộ Luật Hình sự, nếu sau khi bị kết án, bị cáo nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trước thì có thể được cơ quan chức năng xem xét chuyển hình phạt tử hình sang chung thân.

Từ những phân tích nêu trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng"; 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và án tử hình về tội "Tham ô tài sản".

HĐXX đang tiếp tục tuyên án đối với các bị cáo đồng phạm.

Có ít nhất 16 lao động đăng ký sang Ba Lan, Mỹ làm việc thông qua chi nhánh Công ty XKLĐ - Thương mại và du lịch (TTLC) thuộc Tổng Công ty Công nghiệp ô tô VN tại Nha Trang, từ tháng 8-2008. Nhưng từ đó đến nay, họ chờ đợi trong vô vọng, số tiền đặt cọc 2.000 USD/người có nguy cơ thành... nợ khó đòi.

Hai lao động Phạm Huy Hoài (trái) và Trần Đăng Dũng sang Ba Lan làm thợ hàn... bằng “tàu bay giấy”

Cách đây vài ngày, hai trong số những lao động nói trên là anh Phạm Huy Hoài (quê ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) và Trần Đăng Dũng (xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)  đến Báo Người Lao Động phản ánh sự việc. Họ cho biết vào tháng 8-2008, qua thông tin của bạn bè, họ biết Chi nhánh TTLC tại Nha Trang do ông Dương Đình Sơn làm phó giám đốc (sau đó được đề bạt làm giám đốc) đã đưa được 18 lao động sang Mỹ nên mọi người rủ nhau đăng ký. Vì tin  TTLC là một doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, việc tuyển dụng lao động sang Ba Lan, Mỹ là hợp pháp, nên những lao động này không ngần ngại đăng ký sang Mỹ, Ba Lan làm thợ hàn và được ông Dương Đình Sơn tiếp nhận.

Sau khi đăng ký, vào tháng 10-2008, người lao động (NLĐ) được ông Dương Đình Sơn đưa vào Công ty CP Đào tạo kỹ thuật PVD (KCN Đông Xuyên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để chờ thi kiểm tra lấy chứng chỉ thợ hàn 6G. Trong thời gian này, tại văn phòng giao dịch của chi nhánh đóng tại A9, khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức - TPHCM (hiện không còn hoạt động), mỗi người nộp tiền đặt cọc 2.000 USD (có biên nhận, biên lai đầy đủ) và được cam kết nếu không lo được visa, Chi nhánh TTLC Nha Trang sẽ hoàn trả tiền đặt cọc.

Sau đó, do chờ lâu không thấy làm thủ tục xin visa, những lao động này liên lạc với ông Sơn để hỏi thăm và đề nghị nếu không lo đi được thì trả tiền lại. Ông Sơn hứa đến tháng 12-2008 sẽ hoàn trả tiền nếu không lo được visa. Đến tháng 2-2009, vì không được phỏng vấn, không được trả tiền như cam kết cũng không liên lạc được với ông Sơn, nhiều lao động đã cầu cứu đến Công an quận Thủ Đức. Cơ quan công an đã mời ông Sơn lên làm việc. Ngày 8-2-2009, ông Sơn có công văn gửi Đội Cảnh sát Điều tra tổng hợp Công an quận Thủ Đức, báo cáo rõ vụ việc và cam kết: “Đến hết tháng 4-2009, nếu không có visa thì chi nhánh sẽ thanh toán lại toàn bộ tiền cọc cho NLĐ”. Thế nhưng, cho tới nay, 16 lao động không được trả lại xu nào; trong khi Chi nhánh TTLC tại Nha Trang đã bị giải thể cả năm qua.

Trước đây, vào tháng 5-2009, cũng đã có 5 lao động cùng nhóm 16 người đăng ký sang Ba Lan và Mỹ đến Báo Người Lao Động phản ánh vụ việc tương tự. Trên số báo ra ngày 28-5-2009, ông Hoàng Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc TTLC, cho biết công ty sẽ chỉ đạo Chi nhánh TTLC Nha Trang giải quyết rốt ráo, không để vụ việc làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Thế nhưng đến nay, mọi việc vẫn không được giải quyết.

Cùng với đơn khiếu nại lên TTLC, NLĐ cầu cứu đến Cục Quản lý lao động ngoài nước. Cuối tháng 5-2009, cục có văn bản yêu cầu lãnh đạo TTLC  tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc và báo cáo kết quả giải quyết. Sau đó, TTLC có báo cáo cho cục, nói rõ đã ủy quyền cho Chi nhánh TTLC Nha Trang, nên trách nhiệm giải quyết là do Chi nhánh TTLC Nha Trang và cá nhân ông Sơn.

Trong vụ việc này, TTLC không thể rũ bỏ trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho NLĐ. Theo quy định hiện hành, trong trường hợp chi nhánh không giải quyết vụ việc thì TTLC phải giải quyết. Cũng chính TTLC ra quyết định giải thể chi nhánh Nha Trang, càng không có lý do để biện minh cho việc TTLC  “quên” giải quyết quyền lợi của NLĐ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vụ việc trên vào ngày 16-3, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhấn mạnh: “Trong vụ việc này, trách nhiệm giải quyết quyền lợi  cho người lao động đương nhiên thuộc về TTLC”.

ÔNG NGUYỄN TRÍ DŨNG, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TTLC:

Sẽ hoàn trả chi phí hợp lý cho NLĐ

Chúng tôi không ủy quyền hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như giao việc đưa lao động sang Mỹ cho Chi nhánh TTLC tại Nha Trang như thông tin phản ánh,  mà chỉ giao chi nhánh này làm công tác tuyển chọn, tạo nguồn lao động. Do vậy, cái sai đầu tiên ở đây thuộc về chi nhánh TTLC tại Nha Trang và trực tiếp với cá nhân ông Dương Đình Sơn, vì đã lợi dụng chức năng để tiến hành các hoạt động, thu tiền của người lao động. Trong vụ việc này chúng tôi có một phần trách nhiệm do quản lý không chặt chẽ hoạt động chi nhánh của  mình. Người lao động cũng có phần lỗi do bỏ ra một khoản tiền lớn mà không tìm hiểu kỹ chức năng của đơn vị nơi mình đăng ký.

Sở dĩ vụ việc chậm giải quyết là do trong thời gian qua, chúng tôi phải chờ kết quả điều tra, xử lý từ Công an tỉnh Khánh Hòa và Công an quận Thủ Đức – TPHCM; từ đó xác định rõ trách nhiệm của các bên. Cũng xin nói rõ là ngoài việc hoàn trả chi phí hợp lý cho người lao động, thời gian qua, chúng tôi cũng đã có thư gửi đến từng lao động, đưa ra phương án bố trí họ sang làm việc ở những thị trường phù hợp với tay nghề, chuyên môn nếu họ còn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tòa cũng tuyên án tù chung thân 04 bị cáo, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù.