Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, công dân cần lưu ý một số điểm sau đây:

Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi

- Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).

- Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Độ tuổi (tính đến năm dự tuyển)

- Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;

- Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi

* Tuyển chọn thí sinh nam đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự về các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, vòng ngực.

Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức

- Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của Nhà trường và Bộ Quốc phòng.

+ Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;

+ Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thế nào?

Trog khoảng thời gian cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm, các địa phương sẽ chuẩn bị tổ chức các đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt tuyển quân mới. Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được thực hiện lần lượt như sau:

Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định;

- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo tiêu chuẩn phân loại về bệnh tật với các bệnh về mắt ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16 thì người bị cận thị dưới 1,5 diop bị chấm 02 điểm; từ 1,5 - dưới 3,0 diop bị chấm 03 điểm…

Đồng thời, điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018 khẳng định:

Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Do đó, nếu bị cận thị dưới 1,5 diop thì công dân vẫn phải đi khám sức khỏe và nếu sức khỏe đạt loại 1 hoặc 2 hoặc 3 thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Riêng người bị cận thị từ 1,5 diop trở lên thì không bị gọi nhập ngũ vào quân đội.

Như vậy, không phải mọi trường hợp bị cận đều không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là quy định về tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023 mà mọi công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ cần phải biết. Nếu còn thắc mắc khác về nghĩa vụ quân sự, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Dự thảo Thông tư đề xuất quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội.

Quy trình khám sức khỏe được dự thảo đề xuất như sau: 1- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; 2- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; 3- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định; 4- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 5- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định; 6- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.

Nội dung khám sức khỏe gồm: Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác.

Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).

Ngoài ra, theo yêu cầu chuyên môn, có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác.

Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh Học viện Hải quân

- Tuyển sinh thí sinh (nam) trong cả nước, chỉ tiêu theo từng miền Nam, Bắc;

- Nam thanh niên ngoài Quân đội (bao gồm cả quân nhân đã xuất ngũ).

- Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

- Nam thanh niên ngoài Quân đội (bao gồm cả quân nhân đã xuất ngũ).

- Yêu cầu về văn hoá: Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề).

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có sức khỏe loại 1 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, hàm - mặt.

+ Thể lực: Cao từ 1,65m trở lên, cân nặng từ 50kg trở lên;

+ Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.

* Yêu cầu về độ tuổi: Tính đến năm xét tuyển:

+ Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;

+ Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi;

+ Thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

* Về lai lịch chính trị: Có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng.

* Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi Trung học phổ thông Quốc Gia. Để được xét tuyển vào Học viện Hải quân, thí sinh phải đăng ký và tham gia sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh Quân sự địa phương, đơn vị và đăng ký xét tuyển vào Học viện Hải quân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng.

* Nguyên tắc xét tuyển: Thực hiện một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội. Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh, gồm tổng điểm thi 3 môn đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên.

Xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu (theo từng miền Bắc và Nam).

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ.

Thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm tuyển theo hộ khẩu thường trú. Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào) phải có hộ khẩu thường trú phía Nam đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên (tính đến tháng 9 năm dự tuyển), có ít nhất năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp THPT tại các tỉnh phía Nam.

- Kết quả tuyển sinh năm 2021 để tham khảo: Năm 2021, có 197 Học viên trúng tuyển vào Học viện Hải quân. Điểm trúng tuyển khu vực phía Bắc là 24.55; khu vực phía Nam là 23.35.

Năm 2022, có 195 Học viên trúng tuyển vào Học viện Hải quân. Điểm trúng tuyển khu vực phía Bắc là 23.70; khu vực phía Nam là 23.75.

Để nắm rõ thêm chi tiết thí sinh có thể liên hệ: Bộ phận Tuyển sinh - Phòng Đào tạo - Học viện Hải quân.

Địa chỉ: Số 30 - Trần Phú -  Phường Vĩnh Nguyên - Nha Trang - Khánh Hòa.

Điện thoại: 069754636; 02583881425; 0984166606.

Hoặc truy cập Website tại địa chỉ: http://www.hocvienhaiquan.edu.vn

Năm 2023, Trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh Phi công quân sự trình độ đại học các chuyên ngành: Phi công phản lực; Phi công trực thăng; Phi công vận tải. Trường cũng tuyển sinh đào tạo Chỉ huy – Tham mưu dù; đạo tạo cao đẳng kỹ thuật hàng không…

Trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh năm 2023. Đồ họa Báo Quân đội nhân dân