An ninh 24/7, Chốt bảo vệ, Hàng rào

J&T Express Thuận Thành – Bắc Ninh

Dưới đây là danh sách các địa điểm giao nhận bưu phẩm được J&T Express Huyện Thuận Thành liên tục cập nhật.

Nhập mã vận đơn của bạn (tracking number)

Sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh J&T bạn có thể chủ động tra cước phí kiện hàng và theo dõi đơn hàng (Vận đơn) bất cứ lúc nào. Cách tra cứu đơn hàng và tính cước phí cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.

Tên Siêu Loại được biết đến từ thời Sứ Quân (945 - 967). Vốn trước đây là hương Thổ Lỗi, sau đổi làm hương Siêu Loại, rồi mới đổi làm huyện Siêu Loại. Thời Minh thuộc phủ Bắc Giang; thời Lê Quang Thuận (1460 - 1469) được tổ chức thành huyện và đặt trong phủ Thuận An; thời Nguyễn đổi làm phủ Thuận Thành (1860). Năm 1946 bãi bỏ cấp phủ (phủ Thuận Thành có 3 huyện: Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài), huyện Siêu Loại lấy tên phủ đổi thành huyện Thuận Thành.

Tên Siêu Loại được biết đến từ thời Sứ Quân (945 - 967). Vốn trước đây là hương Thổ Lỗi, sau đổi làm hương Siêu Loại, rồi mới đổi làm huyện Siêu Loại. Thời Minh thuộc phủ Bắc Giang; thời Lê Quang Thuận (1460 - 1469) được tổ chức thành huyện và đặt trong phủ Thuận An; thời Nguyễn đổi làm phủ Thuận Thành (1860). Năm 1946 bãi bỏ cấp phủ (phủ Thuận Thành có 3 huyện: Siêu Loại, Gia Bình, Lương Tài), huyện Siêu Loại lấy tên phủ đổi thành huyện Thuận Thành.

Trong 8 Văn chỉ hàng huyện của tỉnh Bắc Ninh trước đây, đến nay chúng tôi đã nghiên cứu, sưu tầm, phát hiện được tư liệu khá phong phú về địa điểm xây dựng, quy mô kiến trúc, giá trị nội dung của cả 8 di tích này. Riêng đối với Văn chỉ huyện Siêu Loại được phát hiện sau cùng (2009) - vì không chỉ địa điểm xây dựng Văn chỉ này có sự thay đổi, cách xa nhau, mà di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở cả hai địa điểm của di tích đến nay hầu như không còn gì. Tư liệu lưu trữ ở các cơ quan chức năng của tỉnh và Trung ương cũng đều không có. Nhưng mới đây chúng tôi đã sưu tầm được tư liệu khá phong phú về Văn chỉ huyện Siêu Loại.

Địa điểm xây dựng đầu tiên của Văn chỉ huyện Siêu Loại ở xã Tú Tháp, tổng Đông Hồ, vốn được xây dựng từ thời Lê, đến thời Nguyễn (1846) đại trùng tu, tôn tạo to đẹp, khang trang hơn. Sau này chuyển ra xã Dương Quang thì nơi đây không còn được chú trọng, phát huy tác dụng như trước nữa. Trong gia phả họ Đỗ ở làng Đại Mão, xã Mão Điền (Thuận Thành) có đoạn ghi cụ thể về Văn chỉ huyện Siêu Loại như sau:

“Cụ Đỗ Dư, tự là Hoà Trai, hiệu Hy Liễu, sinh ngày 16 tháng 8 năm Bính Ngọ đời Cảnh Hưng (1786). Năm 34 tuổi, cụ đỗ cử nhân khoa Kỷ Mão (1819), làm quan Tri huyện Chương Đức và quan Hành tẩu ở kinh đô và là giáo học ở một số địa phương trong tỉnh Bắc Ninh. Năm 1846 (60 tuổi) cụ trở về quê sinh sống, thấy Văn chỉ huyện Gia Bình dột nát, bèn mưu cùng văn thân sửa chữa. Lại thấy Văn chỉ huyện Siêu Loại ở xã Tú Tháp, tổng Đông Hồ chỉ có 3 gian nhà gạch bỏ lâu không cúng tế. Tiên quân bèn mưu cùng quan Tri phủ chữa lại và làm to thêm, làm hai bên Dải vũ, Đền chính và Tiền tế.

Thời bấy giờ Văn thân hàng huyện ít người, sợ tài lực không đủ, Tiên quân hết sức lo việc sửa chữa, tự coi thợ thuyền, vài năm mới xong (Đền này do các Tiên nho đời cố Lê lập nên để thờ các bậc đại khoa và trung khoa trong huyện là những bậc đã có công truyền đạo, truyền giáo). Nay Tiên quân mưu cùng quan phủ để trên thờ Tiên thánh và Tứ Phối, dưới thờ các Tiên khoa trong huyện và đặt riêng tự điền để tế lễ hàng năm vào dịp xuân thu nhị kỳ”.

Đến đời con của cụ Đỗ Dư, khi đã trưởng thành, ra làm quan, thì Văn chỉ huyện Siêu Loại được chuyển đến xã Dương Quang, tổng Dương Quang - cùng huyện Siêu Loại. Chính con trai cả của cụ là người có công lớn trong việc sửa chữa Văn chỉ huyện Siêu Loại và nhiều công trình tín ngưỡng văn hóa, khoa bảng tiêu biểu khác nữa của hàng huyện, hàng tỉnh Bắc Ninh. Trong tài liệu gia phả của họ Đỗ (nêu trên), có ghi chép rõ về vấn đề này như sau:

“Đỗ Trọng Vỹ, tự là Tham thiền, thụy là Hiến Mục, hiệu là Khôi Hữu, sinh năm 1829 - là con cả của Tri huyện Chương Đức hiệu là Hy Liễu. Đỗ cử nhân khoa Giáp Tý (1846) đời Tự Đức, từng làm quan An sát sứ tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên, sau làm Đốc học tỉnh Bắc Ninh.

Đối với hàng tổng Tổ khảo lập Hội Tư văn và xây dựng Văn chỉ; Đối với hàng huyện Tổ khảo sửa chữa chùa Dâu, đền Sỹ Vương (Sỹ Nhiếp) ở Lũng Khê, đúc chuông ở đền Tam á, chữa Văn chỉ hàng huyện ở Dương Quang. Đối với hàng tỉnh, Tổ khảo lập Văn Miếu thờ đức Khổng Tử và đền Hồi Đồng thờ bách thần ở núi Nác, làng Phúc Đức, huyện Võ Giàng bên cạnh Văn Miếu. Tổ khảo xây dựng Bi Đình (nhà bia) và cúng 12 mẫu ruộng để lấy hoa lợi làm lễ hàng năm vào dịp xuân thu nhị kỳ cúng tế các vị Tiên hiền và các bậc Đại khoa trong tỉnh”.

Như vậy là cả hai cha con cụ Đỗ Dư, Đỗ Trọng Vỹ đều có công trong việc xây dựng, tu bổ và tôn tạo công trình Văn chỉ của huyện Siêu Loại - Thuận Thành.

Địa điểm xây dựng thứ 2 của Văn chỉ huyện Siêu Loại: theo tư liệu gia phả của họ Đỗ (nêu trên) và kết quả điều tra nghiên cứu thực tế tại địa phương Dương Quang, biết được khá rõ về địa điểm, quy mô kiến trúc và nội dung lịch sử của di tích này. Trong lần đi dự Hội thảo khoa học về Thái hậu ỷ Lan tại đền thờ Bà ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội) tháng 8 năm 2008, chúng tôi đã được các cụ trong Ban quản lý di tích cung cấp cho tư liệu về Văn chỉ huyện Siêu Loại xưa khá cụ thể.

Theo các cụ trong Ban quản lý di tích ở Dương Xá cho biết:

Trên khu đất giữa 3 làng của xã Dương Xá (là Dương Đanh, Dương Đá và Dương Đình) có xây dựng Văn chỉ huyện Siêu Loại. Vốn trước đây Văn chỉ khá quy mô - diện tích khoảng 2 hecta, hình vuông, là nơi thờ đức Khổng Tử và Tứ Phối và có bia đá ghi danh các nhà khoa bảng của huyện Siêu Loại. Xung quanh khu đất xây dựng Văn chỉ có tường bao, cổng ra vào có mái che (Tam Quan) có 1 cổng phụ ở hướng Đông. Phía trước Văn chỉ là hướng Đông Nam có hồ nước, phía sau có sông Thiên Đức chảy qua. Các hạng mục công trình xây dựng của Văn chỉ bao gồm: Tiền đường và Hậu đường. Nối liền Tiền đường bằng hai dãy nhà Hành lang (Tả vu, Hữu vu) chỉ xây tường hậu, nhà bên trái có 1 cửa nhỏ để đi từ cổng phụ của Văn chỉ vào. Hậu đường cũng bao gồm 5 gian, phía trước có cửa bức bàn bằng gỗ, kiến trúc đơn giản nhưng chắc chắn. Bên trong thờ tượng Khổng Tử và Tứ Phối. Tượng do Tri phủ Nguyễn Hữu Hoa đi Trung Quốc về hiến tặng cho Văn chỉ. Văn chỉ tồn tại đến năm 1960 bị xuống cấp nặng nề, không ai chú trọng, chỉ còn lại 5 pho tượng Khổng Tử và Tứ Phối được đưa về Hà Nội, sau này không rõ còn hay mất. Bia đá ghi tên tuổi khoa danh các nhà khoa bảng cũng bị mất dần hết.

Từ đó đến nay Văn chỉ huyện Siêu Loại ở Dương Xá chỉ còn trong ký ức của một số người cao tuổi, địa điểm xưa, nay trở thành xóm mới của cư dân Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Trong hệ thống 8 Văn chỉ hàng huyện của Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa chỉ có hai Văn chỉ (ở huyện Võ Giàng và Yên Phong) là xây dựng lộ thiên; còn lại 6 Văn chỉ khác đều xây dựng các công trình thờ tự, tế lễ, dựng đặt bia đá: Tiền tế, Trung đường, Hậu đường, Bi đình và Tả vu - Hữu Vu. Cả 8 Văn chỉ hàng huyện xưa của tỉnh đều đã bị tàn phá trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Cho tới nay chưa địa phương nào khôi phục được công trình. Văn chỉ chứa đựng nhiều ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc. Hy vọng rằng nó sẽ sớm được quan tâm thực hiện.

TẢI APP ỨNG DỤNG SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHỢ BẮC NINH

ChoBacNinh.vn - Ứng dụng thương mại điện tử Bắc Ninh: Rao vặt, Mua bán, Quảng cáo về sản phẩm làng nghề, sản phẩm ocop Bắc Ninh, Bất động sản, Việc làm, Ô tô, Xe máy, Thiết bị công nghiệp, Đồ điện tử, Điện thoại, Nội thất, Dịch vụ, Thời trang, Hóa mỹ phẩm, Du lịch,Thú cưng, Cây cảnh, Cây xanh