Khuyến Mại Là Gì
Quỹ khuyến học được quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục như sau:
Việt Nam - Thái Lan thống nhất tạo điều kiện tối đa để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa 02 nước từ năm nào?
Theo Điều 4 Hiệp định về hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan 1978 được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật giữa Việt Nam và Thái Lan (1992) như sau:
Theo đó, 02 nước Việt Nam - Thái Lan thống nhất dựa trên các quy định hiện hành của nước mình về xuất nhập khẩu, hối đoái, và các quy định khác, tạo điều kiện tối đa để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước từ năm 1992.
Thương mại song phương là gì?
Có thể khẳng định ngay rằng quan hệ thương mại song phương chính là quan hệ thương mại quốc tế. Về khái niệm thương mại quốc tế, thì trước tiên, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi (Luật Thương mại năm 2005).
Thương mại quốc tế thường được hiểu là hoạt động thương mại liên quan tới hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại thì thương mại quốc tế được chia thành hai nhóm chính: thương mại quốc tế công (International trade) và thương mại quốc tế tư (International commerce). Thương mại quốc tế công là các hoạt động thương mại diễn ra giữa các thực thể công (quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế liên chính phủ). Bản chất của hoạt động thương mại quốc tế công là việc các thực thể công tự mình ban hành hoặc cam kết cách chính sách thương mại quốc tế (kí kết tham gia các điều ước quốc tế hay các liên kết kinh tế quốc tế).
Triển lãm thương mại – Trade show
Triển lãm thương mại hay sự kiện thương mại là một hình thức lâu đời, nơi các nỗ lực thương mại được diễn ra nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Các cuộc triển lãm thường được tổ chức bởi những đơn vị xúc tiến thương mại thuộc chính phủ hoặc tư nhân. Nơi đây cũng tạo cơ hội và kết nối các mối quan hệ có lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách thức hoạt động là các sản phẩm của bạn sẽ được trưng bày tại đây, với những cách khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách để thu hút khách hàng, đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng của mình
Tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh
Mục tiêu khác của Marketing thương mại chính là tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt với các đối tác trung gian – những người trực tiếp đưa sản phẩm đến với khách hàng, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh.
Marketing thương mại giúp đưa sản phẩm tới gần khách hàng hơn
Các hình thức của Marketing thương mại
Marketing thương mại là một lĩnh vực đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận và thu hút khách hàng. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh và đặc điểm của thị trường, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược Marketing phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng khám phá những hình thức Marketing thương mại phổ biến và cách chúng mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Tiêu chí xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư:
Thương mại quốc tế tư là hoạt động thương mại quốc tế diễn ra giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế có thể là quốc gia khi quốc gia tham gia với tư cách như một thương nhân). Tính “quốc tế” hay sự liên quan tới hai hay nhiều quốc gia khác nhau của hoạt động thương mại quốc tế tư phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế. Các tiêu chí thường được dùng để xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư gồm:
– Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; hoặc
– Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc
– Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.
Quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân và quốc gia (quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư…) có thể được coi là một dạng quan hệ thương mại quốc tế tư đặc biệt. Dù quan hệ này có sự tham gia của quốc gia- chủ thể có quyền miễn trừ tư pháp, ngày nay, quốc gia thường từ bỏ quyền miễn trừ này khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với thương nhân, theo đó, biến vị thế của quốc gia trở nên tương tự như thương nhân trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
Từ đó có thể hiểu quan hệ thương mại song phương là quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành giữa hai quốc gia nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
Mục tiêu của Marketing thương mại
Marketing thương mại không chỉ là việc bán sản phẩm mà còn bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ việc gia tăng nhận diện thương hiệu đến việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mỗi mục tiêu đều đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tổng thể. Dưới đây là những mục tiêu chính của Marketing thương mại và cách chúng hỗ trợ doanh nghiệp đạt được thành công:
Đưa sản phẩm tới gần khách hàng
Để khách hàng có cái nhìn thực tế cũng như cảm nhận chân thực hơn về dịch vụ, sản phẩm thì các hoạt động của Marketing thương mại sẽ là gắn liền với các điểm bán – nơi tiếp xúc gần với khách hàng nhất. Từ đó, Marketing thương mại có cơ hội để giúp gia tăng doanh số bán ra, cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.
Kích thích nhu cầu của các đối tượng trong chuỗi cung ứng
Marketing thương mại hướng nhiều tới các doanh nghiệp trung gian trong chuỗi cung ứng sản phẩm đến với khách hàng cuối cùng. Doanh nghiệp sẽ có những hoạt động như thưởng doanh số, tăng chiết khấu, tạo sự kiện, pop-up tại điểm bán,… để kích thích các đối tác của họ đẩy bán sản phẩm tới khách hàng từ đó kéo theo nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Hiệp định thương mại song phương:
Khi xác lập quan hệ thương mại song phương, các quốc gia thông thường sẽ kí kết điều ước quốc tế song phương, mà có thường dùng với tên gọi là Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định Thương mại Song phương là một hiệp định (điều ước quốc tế) do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của từng loại hiệp định thương mại song phương sẽ đề cập đến từng lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…. Những quy định trong hiệp định thương mại song phương điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết hiệp định.
Với bản chất là một điều ước quốc tế, nên hiệp định thương mại song phương mang những đặc điểm chung của các điều ước quốc tế. Hiệp định thương mại song phương là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế. hiệp định thương mại song phương có những đặc điểm cơ bản sau :
– Thứ nhất, hiệp định thương mại song phương là một văn bản pháp lý
Văn bản là hình thức tồn tại rất phổ biến của điều ước quốc tế. Khi đề cập đến điều ước quốc tế nói chung và hiệp định thương mại song phương nói riêng dù trong thực tiễn hay trong các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế được nhắc đến thường chỉ là những điều ước thành văn. Công ước Viên năm 1969 cũng như pháp luật kí kết điều ước quốc tế của các quốc gia đều quy định hình thức có giá trị pháp lý ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các quốc gia là bằng văn bản. Do vậy mà các hiệp định thương mại song phương thường được thể hiện bằng văn bản.
– Thứ hai, chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế
Xác định rõ tư cách chủ thể của hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó là một trong những yếu tố quyết định giá trị pháp lý của văn bản điều ước được ký kết. Bản chất của luật quốc tế là hình thành từ sự thỏa thuận nên trong quan hệ quốc tế không có cơ quan lập pháp chuyên trách. Hiệp định thương mại song phương là văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế do chủ thể luật quốc tế xây dựng, tạo lập nên. Bởi vậy, về mặt nguyên tắc, những thực thể không có tư cách chủ thể luật quốc tế thì không phải là chủ thể của hiệp định thương mại song phương hay nói cách khác chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế.
Ngoài quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế và có quyền tham gia ký kết điều ước quốc tế thì còn có các chủ thể khác của luật quốc tế mà điển hình là tổ chức quốc tế liên chính phủ ( Ví dụ : Liên hợp quốc, ASEAN… ) đang tham gia ngày càng nhiều vào quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng. Trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia đều trực tiếp tham gia ký kết hiệp định thương mại song phương (thông qua các đại diện đương nhiên hoặc đại diện được ủy quyền của quốc gia).
– Thứ ba, bản chất pháp lý của hiệp định thương mại song phương là sự thỏa thuận.
Trong điều kiện luật quốc tế không tồn tại một cơ chế quyền lực chung để xây dựng và cưỡng chế việc thực thi, tuân thủ pháp luật thì thỏa thuận là phương thức nền tảng để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế. Mặt khác cơ sở cho việc thiết lập các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế của các thành viên điều ước là ý chí thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết. Sự thỏa thuận không chỉ thể hiện ở nội dung mà cả trong hình thức của hiệp định. Hiệp định thương mại song phương ra đời không những phải dựa trên sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận đó còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một hiệp định thương mại song phương được ký kết mà không dựa trên sự thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì sẽ không có hiệu lực pháp lý.
Như vậy tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của sự thỏa thuận giữa các bên là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tiêu chí này khi được đáp ứng thì nội dung thỏa thuận, hình thức của thỏa thuận, số lượng các văn bản ghi nhận sự thỏa thuận… được các bên thống nhất sẽ có trị ràng buộc. Đối với hiệp định thương mại song phương bất thành văn, khi đã được các chủ thể luật quốc tế nhất trí sử dụng hình thức này thì giá trị hiệu lực của điều ước này phải được bảo đảm và công nhận. Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hiệp định thương mại song phương không chỉ được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như : đàm phán, ký, phê chuẩn… điều ước đó mà còn có thể được thông qua việc chủ thể chấp nhận hiệu lực của điều ước có sẵn.
– Thứ tư, hiệp định thương mại song phương được điều chỉnh bởi luật quốc tế.
Quá trình hình thành các văn bản hiệp định thương mại song phương phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Luật quốc tế không chỉ điều chỉnh quá trình ký kết, nội dung ký kết mà còn điều chỉnh cả việc thực hiện hiệp định thương mại song phương sau khi có hiệu lực. Điển hình như các nguyên tắc : tự nguyện, bình đẳng, phù hợp giữa nội dung của hiệp định với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Pacta sunt servanda… chính là cơ sở quan trọng xác định hiệu lực của hiệp định, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ điều ước. Một thỏa thuận thương mại quốc tế giữa hai quốc gia sẽ không có giá trị của một hiệp định thương mại song phương nếu thỏa thuận đó không được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Nói cách khác khi thỏa thuận được tiến hành giữa các quốc gia nhưng luật áp dụng lại là luật của một trong các bên ký kết thì văn kiện hình thành không có giá trị pháp lý của một điều ước. Đặc điểm này là một trong những dấu hiệu phân biệt hiệp định thương mại song phương với một văn bản không phải là hiệp định thương mại song phương.