Làm Thinh Nghĩa Là Gì
Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Chế độ khi người tham gia nghĩa vụ quân sự xuất ngũ:
– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.
Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.
Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
Khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn)
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tin rằng, các thế hệ thanh niên Việt Nam khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ tiếp tục đem sức trẻ của mình ra sức rèn luyện, tu dưỡng, học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước và xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam.
Lại là Diệp đây, hôm nay Diệp lại quay lại blog của mình với một bài viết khá dài về một chủ đề “đi làm việc”. Bởi đôi khi Diệp cũng tự hỏi ý nghĩa của công việc thật sự là gì?
Nhìn nhận lại khoảng thời gian trước đây, khi mới bắt đầu đi làm, có lẽ đi làm là bỏ thời gian, công sức để kiếm tiền lương hàng tháng. Ngày ngày đi đến công ty, rồi hết giờ thì về. Đến công ty thì nghe theo sự sắp xếp công việc của cấp trên, có những ngày không biết làm gì hoặc không muốn làm gì thì làm việc theo quán tính, làm đại, làm cho xong. Có những lúc, thấy mình làm việc thật máy móc lặp đi lặp lại mà không suy nghĩ và không nghĩ đến kết quả của công việc.
Ngày trước đi làm, Diệp cũng có nhiều hoài bão, cũng muốn được trở thành người này người kia, được lên lương thăng chức nhưng nếu hỏi mục tiêu công việc là gì? Thật sự không biết câu trả lời. Bởi nếu mục tiêu công việc đơn giản chỉ là kiếm tiền, nuôi sống bản thân hay gia đình, rồi cố gắng làm 1 thời gian với hi vọng lên lương lên chức thì liệu mục tiêu ấy có đủ lớn để chúng ta luôn giữ tinh thần nỗ lực, hứng khởi và nhiều năng lượng mỗi ngày khi… đi làm? Chắc không đâu!
Nhớ lại những năm mới đi làm của Diệp nè, Diệp cũng đã rất hứng khởi, tự hào về nơi mình làm, vui vì có sếp, đồng nghiệp đáng yêu. Nhưng rồi trong quá trình làm cũng sẽ phát sinh những vấn đề, hết khó khăn này đến khó khăn khác xảy đến, stress khi bị sếp la, khách hàng trách mắng, đối tác than phiền, đồng nghiệp xung đột ý kiến… Sau đó sẽ là chuỗi ngày không-muốn-đi-làm vì luôn cảm thấy rất mệt mỏi, hết tinh thần và mỗi sáng thức dậy đều phải đấu tranh tư tưởng để bước chân đến văn phòng làm việc.
Diệp đã từng như thế đó! Thiệt… vì vậy nếu ý nghĩa của việc “đi làm” chỉ đơn thuần là vật chất (tiền lương hàng tháng…), bạn sẽ không bao giờ giữ được nhiệt huyết mỗi ngày, rồi nơi nào nhiều tiền hơn bạn sẽ đi và nếu không chịu được áp lực bạn sẽ bỏ. Và tin Diệp đi, bạn sẽ lặp đi lặp lại nó trong 1 thời gian dài… cho đến khi bạn hiểu ý nghĩa của từ “đi làm việc”.
Diệp sẽ lấy ví dụ trước đây khi còn tự xây dựng thương hiệu mỹ phẩm, quy trình để nghiên cứu và phát triển 1 sản phẩm mới sẽ như thế này.
Thảo luận ý tưởng cho sản phẩm mới > Nghiên cứu các sản phẩm đã có trên thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng > Sau đó là nghiên cứu công thức, thành phần cho sản phẩm > Song song tiến hành thiết kế, tìm nguyên vật liệu phù hợp > Sau khi test nhiều lần mới được đưa vào sản xuất > Tiếp theo là xây dựng kế hoạch truyền thông và đưa sản phẩm ra thị trường bán thử > Nhận phản hồi của khách hàng để điều chỉnh và cải tiến sản phẩm > Sản xuất và phân phối quy mô lớn.
Một chuỗi hành trình này có đơn giản không? Xin thưa là sẽ gặp vô số vấn đề, khó khăn. Tất cả những điều này, chính chúng ta đều phải tự mình nhận trách nhiệm giải quyết. Ý nghĩa và niềm vui trong công việc nằm ở chính chỗ này. Chỉ khi nào xử lý được hết những vấn đề mới phát sinh mỗi ngày thì mới là người làm việc hiệu quả!
Vậy thì đi làm là gì? Có phải chính là xử lý các vấn đề thông qua 3 bước:
Để giải quyết được “Vần đề” vừa nêu trên, “công việc” chính là dựa vào năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, trí tuệ và sự chủ động của bản thân để giải quyết, khắc phục những khó khăn gặp phải để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Chắc các bạn cũng sẽ nghe nhiều câu kiểu như chúng ta cần phải nỗ lực làm việc, phải chăm chỉ làm việc, phải siêng năng, cần cù trong công việc, cần phải kiên trì đến cùng, có tinh thần cống hiến… vân vân và mây mây. Nhưng những việc bạn đang làm hằng ngày, bạn còn không biết nó có vấn đề gì, không hiểu vấn đề từ đâu, không tự tìm cách để phân tích vấn đề thì làm sao bạn giải quyết được nó khi còn không biết nó tồn tại?
Khi đã bắt đầu ngồi vào vị trí cấp quản lý, Diệp cũng quan sát và đánh giá đội ngũ của mình có làm việc hiệu quả không đều thông qua “Năng lực giải quyết vấn đề”, điều này không chỉ phản ánh về chỉ số IQ, EQ của các bạn, mà còn là điểm mấu chốt giúp Diệp nhìn được con đường thành công trong sự nghiệp của các bạn trong tương lai.
Một người làm việc hiệu quả chắc chắn là người giỏi giải quyết vấn đề, bởi vì bất kỳ vấn đề nào cũng không thành vấn đề, giữ tâm thế chủ động nhận vấn đề và giải quyết vấn đề vì đó là việc phải xảy ra mỗi ngày. Nếu đã thế, chỉ có một cách duy nhất để đến đích là vượt qua tất cả những rào cản này.
Diệp biết một bạn nhân viên, cô ấy khá yếu trong việc tiếp nhận thông tin và hiểu đúng thông tin, dẫn đến việc không thể giải quyết vấn đề dù là nhỏ nhất. Lúc đầu Diệp cũng đã cố gắng kiên nhẫn giải thích thêm cho cô ấy hiểu, cô ấy luôn “dạ vâng” nhưng thực chất là không hiểu gì hoặc hiểu sai vấn đề. Dẫn đến việc không những không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến vấn đề ngày càng phức tạp không cần thiết. Nói thật lòng là Diệp khá bất lực với cô ấy vì không thể giải quyết vấn đề mà tạo thêm vấn đề.
Còn một người chị khác Diệp lại rất ngưỡng mộ vì cách chị giải quyết vấn đề, khi gặp vấn đề, chị không những phải ngay lập tức tìm cách giải quyết vấn đề nhanh chóng, mà chị còn nghĩ dài hơn, xa hơn, rộng hơn những vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai để ngay từ giờ phải đưa ra các giải pháp mới mà chị mô tả rằng, nó giống như việc mình không biết bơi nhưng bị rơi xuống nước, đầu tiên chắc chắn phải tìm cách vùng vẫy, la hét để không bị chìm và có người giúp, sau đó phải học bơi để nếu lỡ bị rơi xuống nước lần nữa, chắc chắn sẽ bơi an toàn về bờ. Tính chủ động ấy đều phải được rèn luyện mỗi ngày thông qua các vấn đề. Chỉ khi nào chúng ta giải quyết được chúng năng lực của chúng ta sẽ tăng cao.
Đối với Diệp bây giờ, mỗi ngày đi làm đều tìm cách giải quyết những vấn đề rất vấn đề, thay vì than phiền về việc ấy, Diệp lại nghĩ chỉ cần mình giải quyết được chúng và đạt được mục tiêu, mình sẽ có năng lực mạnh hơn để làm được những việc to lớn hơn trong tương lai.
Vậy nên, ý nghĩa của việc đi làm là năng lực giải quyết vấn đề các bạn nhé! Hiểu được rồi thì chủ động nhận trách nhiệm đi giải quyết, sao phải áp lực đúng không?
Hãy chia sẻ ý kiến cá nhân của bạn hoặc chia sẻ bài viết nếu bạn thích những điều này nhé!