Nền Kinh Tế Mỹ Latinh Phát Triển Chậm Không Phải Vì
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài.
Sự chuyển mình của nền kinh tế Singapore theo năm tháng
Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Mắt xích quan trọng của nhiều chuỗi giá trị
Thông tin tại buổi họp báo trước Triển lãm Quốc tế lần thứ 10 về công nghệ, nguyên phụ liệu, thiết bị máy móc ngành nhựa và cao su Việt Nam (Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2023) do Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức sáng ngày 22/6, ông Tee Bong Teong (BT Tee), Tổng giám đốc Informa Markets Việt Nam cho biết, thị trường nhựa Việt Nam dự kiến tăng trưởng ổn định ở tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) ước đạt 8%. Dù những ảnh hưởng của đại dịch đến ngành nhựa là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành hàng tiêu dùng và xây dựng - những nhóm đầu ra lớn nhất của ngành nhựa hiện tại hé lộ tương lai khôi phục mạnh mẽ của công nghiệp nhựa Việt Nam.
Theo ông BT Tee, thị trường Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi hai phân ngành chính là bao bì nhựa và nhựa xây dựng. Trong đó, bao bì tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường nhựa, với 35% tổng quy mô thị trường theo doanh thu. Dự báo tốc độ tăng trưởng của bao bì nhựa đạt 15% - 20% trong giai đoạn 2023 - 2028.
“Hơn 900 nhà máy hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này, với khoảng 70% trong số đó nằm ở khu vực phía Nam, chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Các yếu tố như trọng lượng nhẹ, khả năng chống chịu nhiệt, hóa chất và ăn mòn khiến nhựa tiếp tục là lựa chọn khả thi nhất cho hoạt động đóng gói tại Việt Nam. Trong đó, PET (Polyethylene terephthalate) hiện tại là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong đóng gói bao bì ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành thực phẩm và đồ uống” - ông BT Tee thông tin.
Đại diện Informa Markets Việt Nam khẳng định, trong tương lai gần, nhu cầu ngày càng tăng từ ngành xây dựng dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường nhựa. Phân khúc nhựa xây dựng hiện đang chiếm 1/4 thị phần ngành nhựa Việt Nam. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, cùng số lượng ngày càng nhiều nhà máy được lắp đặt mới đang làm gia tăng mạnh nhu cầu về nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật trong nước.
Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, ngành nhựa sẽ chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp.
Nghị quyết 01 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023 - 2030 đặt mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân tại hơn 350 khu công nghiệp Việt Nam cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhu nhu cầu nhựa xây dựng.
Bên cạnh đó, sự gia tăng đầu tư nước ngoài đang mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp ngành nhựa. Việt Nam hiện đang có nhiều chính sách để thu hút dòng vốn FDI thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi với nhiều điều khoản mở thuận lợi cho doanh nghiệp quốc tế. Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 cũng hứa hẹn tạo nhiều kiện thuận lợi để doanh nghiệp khi chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Về phía các doanh nghiệp trong nước, nhiều hiệp định mới được ký kết như EVFTA, UKVFTA, RCEP giúp sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu đi các nước thành viên được hưởng thuế suất 0% hoặc gần bằng 0%. Đây là cơ hội rất lớn để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường quốc tế, trong khi rất ít các đối thủ cạnh tranh khác được hưởng mức thuế này.
“Nhựa là mắt xích quan trọng của nhiều chuỗi giá trị, bao gồm đóng gói, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, hàng không, vận tải, quần áo và ngày càng nhiều ngành công nghiệp khác. Nhựa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống của mọi người. Nhưng khi việc sử dụng nhựa ngày càng tăng, các chi phí môi trường và xã hội cũng tăng theo” - ông BT Tee phân tích.
Lãnh đạo Informa Markets Việt Nam cho biết, thị trường nhựa tái chế trên thế giới đang tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2030, nhựa tái chế sẽ chiếm trung bình dưới 15% tổng nguồn cung nhựa. Để nâng cao con số này, có ba nhóm yếu tố chính cần được thúc đẩy bao gồm việc cải tiến công nghệ mới, phát quan hệ kinh doanh bền chặt để đảm bảo chuỗi cung ứng liên tục ở cả đầu vào và đầu ra, cùng với những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ chính phủ.
Đối với ngành cao su, đại diện Informa Markets Việt Nam cho biết, thị trường cao su tại Việt Nam ẩn chứa nhiều cơ hội để phát triển với biên độ lợi nhuận cao, trong đó phải kể đến sự phục hồi của thị trường lốp ô tô tại Trung Quốc hay làn sóng FDI vào Việt Nam và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông BT Tee phân tích cụ thể, một phần lớn cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - thị trường chính ngạch lớn nhất của cao su Việt Nam, được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất lốp ô tô. Với tốc độ tăng trưởng đạt 7% sau đại dịch, sự phục hồi của ngành ô tô tại Trung Quốc là động lực khả quan cho tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng kép ở mức 7% giai đoạn 2021 - 2025 nhờ vào sự dịch chuyển chuỗi cung từ Trung Quốc sang Việt Nam, sự phát triển cơ sở hạ tầng, nới lỏng chính sách và tăng cường ký kết các hiệp định thương mại. Hơn hết, chi phí nhân công và vận hành thấp cũng là một trong những đặc điểm thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành cao su nói riêng và các ngành công nghiệp khác nói chung.
Dù có nhiều dư địa để phát triển, xong đại diện Informa Markets Việt Nam cũng nhìn nhận, ngành cao su Việt Nam đang đứng trước nhiều áp lực lớn để đáp ứng quy tiêu chuẩn quốc tế. Bởi sản lượng xuất khẩu sản phẩm từ cao su tự nhiên như khối cao su, mủ cô đặc, lốp xe, nguồn cung y tế, đế giày đã bùng nổ từ 2,9 tỷ đôla năm 2015 lên gần 5,5 tỷ đôla năm 2020. Tuy nhiên, các công ty quốc tế lớn như: Nike, Adidas đều yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp chứng nhận bảo vệ rừng FSC cùng nhiều tiêu chuẩn khác. Trong khi phần lớn trang trại cao su Việt Nam thuộc chủ sở hữu nhỏ lẻ, khó tiếp cận công nghệ trong trồng trọt, thu hoạch và sơ chế mủ đạt chuẩn.
Cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ xanh
Đồng hành cùng doanh nghiệp nhựa Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang nền công nghiệp nhựa tái chế văn minh, cũng như mong muốn giúp các doanh nghiệp cao su Việt Nam tiếp cận được những công nghệ tiên tiến nhất, Plastics & Rubber Việt Nam mang đến nhiều công nghệ và kiến thức thiết thực về tái chế nhựa, hứa hẹn giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các công nghệ xanh trên thế giới. Đồng thời, mang đến nhiều không gian trưng bày cho thiết bị vận hành và phụ trợ ngành cao su, cùng nhiều hội thảo chuyên đề phục vụ thính giả trong ngành.
“Là người đồng hành uy tín cho ngành nhựa và cao su Việt Nam trong suốt một thập kỷ qua, Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2023 trở lại với sứ mệnh tạo một không gian triển lãm mở nhằm kết nối nhà cung cấp với các khách hàng doanh nghiệp, tạo điều kiện để các nhà sản xuất quảng bá sản phẩm và công nghệ mới. Từ đó, doanh nghiệp ngành nhựa và cao su có thể tìm kiếm các công nghệ, giải pháp vận hành tối ưu và tân tiến nhất cho dây chuyền sản xuất của mình” - ông BT Tee nói.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, triển lãm năm nay có tổng diện tích trưng bày lên đến 3.300 m2 với sự tham gia của 100+ gian hàng đến từ hơn 14 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có 5 nhóm gian hàng quốc tế đến từ các quốc gia phát triển như Ý, Úc, Singapore, Trung Quốc... Triển lãm dự kiến đón hơn 3.500 cá nhân và các đoàn tham quan chuyên ngành đến từ nhiều lĩnh vực trong ngành nhựa, cao su Việt Nam.
Bên cạnh không gian trưng bày, Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2023 còn đem đến chuỗi hội thảo chuyên đề với nội dung thiết thực và cập nhật nhất cho nhân sự ngành nhựa, cao su Việt Nam xoay quanh các chủ đề về hướng phát triển một ngành nhựa xanh trong nền kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ sản xuất, quản trị ngành nhựa, cao su để thúc đẩy tương lai bền vững...
Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, trước đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phát thải nhựa rất lớn song thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã có động thái tích cực thể hiện qua việc chung tay với cơ quan Nhà nước, người dân, doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường.
“Các doanh nghiệp ngành nhựa luôn nghĩ tới chu kỳ vòng đời sản phẩm và thu gom, tái chế ra sao, qua đó có giải pháp và hướng tích cực bảo vệ môi trường thời gian tới” - bà Huỳnh Thị Mỹ nhấn mạnh.