Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung đối với người dự tuyển tiến sĩ như sau:

Khái niệm nghiên cứu sinh là gì?

năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2014, “người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Như vậy, nghiên cứu sinh là tên gọi chung của những người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học hoặc thạc sĩ, tiếp tục tham gia các khóa trình nghiên cứu khoa học; kết quả cuối cùng mà họ hướng đến là bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Hay đơn giản hơn, đây là tên gọi chung của những người đang theo học trình độ tiến sĩ tại các trường đại học, học viện nghiên cứu, cơ sở tư nhân mà nơi này  được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ luận án tiến sĩ thành công, người học sẽ có được công nhận và trao học vị tiến sĩ. Vậy bạn cần đáp ứng những điều kiện gì để trở thành một nghiên cứu sinh?

Điều kiện được cấp bằng và trở thành tiến sĩ

Tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, nghiên cứu sinh sẽ được công nhận kết quả và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau:

“a) Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;

b) Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);

c) Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo”

Sau khi bạn đáp ứng đầy đủ những điều trên, cơ sở đào tạo sẽ tiến hành đăng luận án của bạn trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo này trong thời gian quy định. Sau thời gian quy định này, cơ sở đào tạo sẽ tiến hành lập hồ sơ xét và ban hành quyết định công nhận trình độ tiến sĩ cho bạn.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực. Cơ sở đào tạo sẽ tiến hành cấp bằng tiến sĩ cho bạn.

Vậy mất bao lâu bạn mới hoàn thành xong chương trình đào tạo tiến sĩ?

Những Yêu Cầu Đối Với Một Nhà Nghiên Cứu Tâm Lý

Theo như Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, một nhà tâm lý học cần phải có một bằng thạc sĩ, hay tiến sĩ thuộc ngành tâm lý học. Những người có quan tâm đến việc nghiên cứu hoặc theo đổi sự nghiệp trong học viện cần phải có một bằng thạc sĩ hoặc là tiến sĩ.

Một tấm bằng cử nhân tâm lý học thì sẽ đủ để cho sinh viên làm trợ lý nghiên cứu hoặc là trợ lý hành chính cho một nhà tâm lý học. Một số những nghề có triển vọng khác bao gồm việc làm kỹ thuật viên trong một lĩnh vực liên quan (như là nghiên cứu thị trường) hoặc là làm nhà tâm lý học hỗ trợ tại các trung tâm sức khỏe tâm lý và các chương trình cải tạo. Sau vài năm kinh nghiệm dưới sự chỉ dẫn của một nhà tâm lý học chuyên nghiệp, nhiều người thường sẽ quyết định theo học trường sau đại học và học lên tiến sĩ.

Tuy việc có bằng tiến sĩ là tiêu chuẩn cho việc nghiên cứu và hành nghề tâm lý học độc lập, số lượng học sinh tâm lý học theo đuổi học vị tiến sĩ đã tăng lên gấp sáu lần kể từ 1960, với số lượng bằng thạc sĩ đạt đến ít nhất 21400 vào năm 2008. Những người có bằng thạc sĩ tâm lý học sẽ được phép làm trợ lý dưới sự giám sát của một nhà tâm lý học cấp tiến sĩ. Một số người mà có thêm vài năm kinh nghiệm trong ngành thường sẽ kiếm việc làm tham vấn viên hoặc phân tích thị trường, trong khi một số khác có thể sẽ chọn những công việc thuộc chính phủ, đại học, hoặc là thuộc những khu vực tư nhân như là làm nghiên cứu, thu thập thông tin, và phân tích số liệu.

Một tấm bằng tiến sĩ tâm lý học thường sẽ yêu cầu 5 đến 7 năm học sau đại học và kết thúc với một bài luận văn kèm với một bài nghiên cứu. Những người có tấm bằng này thường sẽ có thể kiếm việc liên quan đến nghiên cứu và dạy học tại các trường đại học, dịch vụ chăm sóc y tế, khu vực tư nhân, và chính phủ. Ngoài ra, những tiến sĩ tâm lý học thường cũng thực hiện nghiên cứu độc lập trong khi lựa chọn nghề.

Những cá nhân có học vi cao và có nhiều kinh nghiệm hơn thường nhận được nhiều đề nghị và cơ hội hơn so với những người không theo học nâng cao hay có nhiều năm kinh nghiệm.

Làm Thế Nào Để Có Kinh Nghiệm Nghiên Cứu Tâm Lý

Càng nhiều kinh nghiệm được tiếp thu thì càng có lợi đối với những học sinh quan tâm đến việc theo đuổi nghiên cứu của tâm lý học. Những người bắt đầu sớm sẽ có lợi thế hơn.

“Xu hướng rõ rệt nhất hiện giờ là về số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu ngày càng nhiều,” lời trích từ tiến sĩ Gary W. Lewandowski Jr., trưởng khoa Bộ Tâm Lý Học tại trường Đại Học Monmouth.

Điều quan trọng nhất mà Michael Metzger nói với học sinh về việc nghiên cứu là hãy tham gia sớm. “Ngay từ năm 2, có nhiều học sinh tại đây đã bắt đầu tham gia hỗ trợ các dự án tại phòng thí nghiệm,” trích lời Metzger, một giáo sư dạy tâm lý học tại Trường đại học Ashland (Ohio) và là trưởng khoa từ 2007. “Khi sinh viên tham gia nghiên cứu sớm, họ có rất là nhiều cơ hội để xây dựng nhiều kinh nghiệm khác nhau cho đến lúc tốt nghiệp.”

Ông ta nói rằng tuy các sinh viên sẽ bắt đầu ở những vai trò “cấp thấp” như thu thập và ghi chép dữ liệu, những trải nghiệm đó sẽ giúp chuẩn bị họ cho những vai trò sâu hơn trong quá trình nghiên cứu.

Dưới đây là một số trong vô vàn các cơ hội để sinh viên có thêm kinh nghiệm và kiến thức nghiên cứu tâm lý là:

Giúp Đỡ Giáo Sư - Tiến sĩ Lewandowski đề xuất rằng sinh viên nên bắt đầu càng sớm trong sự nghiệp học hành thì càng tốt. “Kể cả nếu bạn chưa có lớp nghiên cứu nào cả, nếu có giáo sư sẵn sàng chấp nhận sự trợ giúp, bạn sẽ không chỉ được bắt đầu sớm, mà bạn sẽ học được nhiều thứ sẽ giúp việc học dễ hơn nhiều,” ông nói. “Kiếm càng nhiều kinh nghiệm thì càng lợi bấy nhiêu.”

Hãy Tìm Một Cố Vấn - Đây là một trong những cách tốt nhất là học hỏi một người trong ngành. “Số lượng công việc có thể khiến bạn bị choáng ngợp, nhưng như với mọi thứ khác, bạn sẽ thích nghi theo thời gian và tìm cách để xoay xở,” từ Kongit Farrell, một coach về mối quan hệ và cuộc sống có bằng thạc sĩ về tâm lý học lâm sàng tại trường Đại học Pepperdine. “Hãy cố gắng và cố tìm một người cố vấn để được giúp đỡ.”

Đến Dự Hoặc Trình Bày Ở Các Buổi Hội Thảo Tâm Lý Học - “Chúng tôi có nhiều sinh viên mà đã có rất nhiều kinh nghiệm thuyết trình trong các buổi hội thảo trong quá trình học Đại học, để họ có lợi thế cao hơn khi họ muốn nhập hồ sơ học trường sau đại học.” Metzger nói. “Có nhiều chương trình sau đại học mà thường cân nhắc về kinh nghiệm nghiên cứu hồi sinh viên như một yếu tố quan trọng, dù dó là lĩnh vực nghiên cứu nào đi chăng nữa.”

Viết Và Xuất Bản Các Bài Viết Và Luận - “Ngày nay, việc sinh viên làm đồng tác giả cho các bài viết đang càng ngày trở nên quan trọng hơn cho việc nộp hồ sơ vào các chương trình tiến sĩ sau đại học,” Tiến sĩ Lewandowski nói.

Làm Trợ Lý Nghiên Cứu - Vị trí trợ lý nghiên cứu là một “cơ hội vàng” để kiếm thêm kinh nghiệm và tạo dựng các kết nối cho tương lai. Các trường đại học, bệnh viện và tổ chức tư nhân thường thuê trợ lý cho việc nghiên cứu các dự án tâm lý. Việc có kinh nghiệm làm việc ở phòng thí nghiệm hay các dự án nghiên cứu sẽ giúp cải thiện khả năng được nhận vào các chương trình học nâng cao và các vị trí nghiên cứu sau khi tốt nghiệp.

Đọc Tạp Chí Và Các Bài Viết Của APA (American Psychological Association) (Hiệp hội Tâm lý học Mỹ): Việc đọc tạp chí và các bài viết của APA về các dụng cụ và thủ thuật nghiên cứu, cùng với tạp chí the Monitor on Psychology and gradPSYCH giúp học sinh duy trì sự cập nhật về các nghiên cứu tâm lý mới nhất.

Nghiên Cứu Độc Lập Cùng Với Cố Vấn Giảng Viên: Việc lợi dụng các dự án tìm hiểu và nghiên cứu độc lập cho phép các sinh viên được làm việc và nghe cố vấn từ các giảng viên. Học sinh và giảng viên thường sẽ có ít nhất một mối quan tâm chung. Những giảng viên này cũng có thể viết thư giới thiệu, nhằm chứng minh khả năng làm việc độc lập của sinh viên.

“Một xu hướng [trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý] là sự công nhận giá trị của các nghiên cứu của sinh viên, vì cách chúng giúp xây dựng khả năng tư duy phản biện, phân tích và giao tiếp của sinh viên,” Lewandowski nói.

Các khóa học của trường sau đại học nhằm tiếp tục phát triển những kĩ năng và tố chất quan trọng này của các đối tượng quan tâm đến một sự nghiệp trong việc nghiên cứu tâm lý. Những thứ này bao gồm:

Kĩ Năng Phân Tích giúp các sinh viên nghiên cứu tâm lý bằng cách rèn giũa khả năng phân tích thông tin và đưa ra các kết luận của họ.

Kĩ Năng Giao Tiếp cải thiện khả năng giao tiếp và lắng nghe đối tượng của một nhà tâm lý học.

Kĩ Năng Quan Sát giúp một nhà tâm lý học nghiên cứu thái độ và hành vi qua việc hoàn thiện khả năng phân tích biểu cảm, hành động, tương tác, và tư thế.

Tính Kiên Nhẫn giúp các nhà nghiên cứu có thể ứng phó với những đối tượng có rối loạn hành vi hay rối loạn tâm lý.

Kĩ Năng Con Người giúp các nhà nghiên cứu làm việc hiệu quả cùng với các đối tượng, người được phỏng vấn, và các chuyên gia y tế khác.

Kĩ Năng Giải Quyết Vấn Đề sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc xác định các giải pháp và cách chữa trị các vấn đề liên quan đến tâm lý và hành vi.