Khi học tiếng Anh, các em sẽ thường mắc các lỗi phát âm tiếng Anh như không nhấn trọng âm, thiếu ngữ điệu, nhầm lẫn giữa các nguyên âm, phụ âm, âm cuối và nối âm. Nguyên nhân có thể đến từ việc các em thiếu vốn từ vựng, thiếu thực hành, giáo viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy hoặc không được tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ trong môi trường giàu tiếng Anh và thiếu tự tin.

Giải pháp sửa lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt

Mục đích lớn nhất của việc phát âm tiếng Anh đúng không phải giúp người nói chuẩn xác như người bản xứ, mà là để người nghe có thể hiểu rõ ràng và đúng đắn điều mà người nói muốn diễn tả. (Theo Burns và Claire 2003)

Mặc cho tầm quan trọng của mình, phát âm luôn là khía cạnh ít được chú trọng nhất trong các chương trình giảng dạy tiếng Anh, dù ở mọi cấp học. Dưới đây là những giải pháp sửa lỗi phát âm dành cho các em.

Luyện nghe tiếng Anh thường xuyên là một cách quan trọng để nâng cao kỹ năng phát âm. Việc lắng nghe thường xuyên giúp các em quen với âm thanh của tiếng Anh, và khi em đã quen với âm thanh đó, việc phát âm cũng trở nên dễ dàng hơn.

Các em hãy học cách lắng nghe thụ động, tức là chỉ việc nghe nhạc, xem video, xem phim tiếng Anh thường xuyên. Các em có thể lắng nghe khi đang thực hiện các công việc thường nhật như: tắm, nấu ăn, làm việc nhà hay khi đang có thời gian.

Điều quan trọng là các em chỉ cần tập trung vào việc nghe, không cần quá chú trọng vào ngữ nghĩa hay từ vựng. Mục tiêu là để đôi tai quen với âm thanh và ngữ điệu của tiếng Anh. Cách luyện nghe như vậy có thể giúp chúng ta cải thiện kỹ năng nghe một cách tự nhiên và linh hoạt.

Bên cạnh đó, các em cũng nên thực hiện việc có chủ đích. Chẳng hạn, trong quá trình xem phim, chương trình truyền hình hoặc video tiếng Anh, hãy chú ý đến cách các nhân vật phát âm và sử dụng ngữ điệu khi nói.

Đặc biệt, hãy tập trung vào những từ hay âm tiết mà các em thường gặp khó khăn hoặc mắc phải sai sót như /s/ và /ʃ/. Lắng nghe cẩn thận khi những âm thanh này xuất hiện trong từ và câu. Hãy nghe đi nghe lại nhiều lần nếu cần thiết. Luyện nghe tiếng Anh qua phim hoạt hình, hoặc các bài hát là một cách thú vị và hữu ích để nâng cao kỹ năng phát âm và ngữ điệu.

Điều mà người học cần nhất để phát âm hiệu quả đó là tham gia vào các cuộc giao tiếp bằng tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ. (Theo Burns and Joyce, 1997).

Luyện nói tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ là một phương pháp hiệu quả để nâng cao khả năng phát âm. Khi tham gia vào các cuộc trò chuyện với người bản xứ, các em sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với âm điệu, ngữ điệu và ngữ cảnh ngôn ngữ thực tế.

Bởi vì người bản xứ thường sử dụng các ngữ điệu tự nhiên và truyền đạt cảm xúc thông qua giọng điệu. Bằng cách nghe và mô phỏng ngữ điệu này, bé có thể cải thiện khả năng phát âm và truyền đạt ý nghĩa một cách tự nhiên.

Một lợi ích khác của việc luyện nói trực tiếp với người bản xứ là khả năng nhận biết và sửa lỗi phát âm ngay lập tức. Người bản xứ có thể cung cấp phản hồi và chỉnh sửa lỗi phát âm một cách tức thì, giúp người học nhận ra và khắc phục những sai sót trong phát âm của mình. Điều này giúp người học cải thiện khả năng phát âm và ngôn ngữ chính xác hơn.

Trong cuốn sách "Focus on Speaking" của Burns và Joyce năm 1997, có giới thiệu kỹ thuật luyện phát âm tiếng Anh là "Storytelling và retelling". Kỹ thuật storytelling là một trong những phương pháp có thể áp dụng với người học ở bất kỳ cấp độ nào để nâng cao khả năng lưu loát khi nói tiếng Anh.

Có nhiều kỹ thuật liên quan đến storytelling. Bố mẹ có thể khuyến khích bé kể câu chuyện dựa trên kinh nghiệm cá nhân, ký ức tuổi thơ, truyện cổ tích, truyện cười,...bằng tiếng Anh.

Trong khi đó, retelling là á trình nhớ lại những gì bé đã nghe và đọc. Kỹ thuật retelling giúp phát triển khả năng sắp xếp thông tin từ các văn bản, phát triển kiến thức ngôn ngữ thông qua việc tiếp thu đặc điểm của các văn bản và phát triển khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.

Để thực hành kỹ thuật này, các em có thể lựa chọn một số hình ảnh, đọc một đoạn văn ngắn hoặc nghe một đoạn ghi âm. Sau đó, các em sẽ phải kể lại nội dung của hình ảnh, văn bản hoặc ghi âm đó bằng vốn từ và khả năng Anh ngữ của bản thân. Quá trình này sẽ giúp các rèn kỹ năng giao tiếp, tăng cường khả năng phát âm và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Xem thêm: Cách phát âm tiếng Anh đúng cho trẻ em như người bản xứ

Bé phát âm chuẩn như Tây tại Apollo English

Trên đây là 5 lỗi phát âm tiếng Anh mà bé thường xuyên mắc phải khi học ngôn ngữ này. Tuy nhiên, với phương pháp đúng đắn cùng sự kiên trì, Apollo English tin rằng, hành trình hoàn thiện và làm chủ một ngôn ngữ mới như tiếng Anh không còn là quá khó.

Apollo English có đội ngũ giáo viên 100% là người nước ngoài với chuyên môn giảng dạy chuẩn quốc tế. Điều này mang lại cho học viên một môi trường học tiếng Anh đa dạng và đảm bảo chất lượng phát âm và hiểu rõ cách sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thực tế.

Bên cạnh đó, Apollo English cung cấp mô hình học tiếng Anh tiên tiến, độc đáo Apollo Active cho phép bé nhanh chóng nắm bắt quy tắc phát âm và cải thiện kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Thời gian hoàn thành mỗi cấp độ học được rút ngắn từ 9 tháng xuống còn 7,5 tháng, giúp học viên tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất học tập.

Với tất cả những ưu điểm này, Apollo English cam kết đào tạo cho học viên những kỹ năng tiếng Anh cần thiết để thành công trong một thế giới đang thay đổi liên tục và đầy thách thức.

Hơn 100 lỗi được Thanh tra Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội phát hiện liên quan đến quy định của pháp luật lao động tại Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) và 7 công ty thành viên, liên kết.

Việc kiểm tra được thực hiện từ ngày 10/4 đến ngày 10/5/2018 tại 8 doanh nghiệp gồm Vinainco; Công ty TNHH MTV xây lắp hóa chất; Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4; Công ty cổ phần thi công cơ giới Vinaincon; Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng công nghiệp; Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn; Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 2 và Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức.

Tại thời điểm thanh tra, tổng số người làm việc trong 8 doanh nghiệp kể trên là gần 1.970 người, gồm cả số người đã ký hợp đồng lao động và số người đang trong thời gian thử việc. Trong đó, lao động nữ là 273 người, chiếm tỷ lệ 13,87%.

8 doanh nghiệp tại thời điểm được thanh tra đều đang sử dụng 3 lao động là người cao tuổi, không sử dụng lao động chưa thành niên, lao động là người nước ngoài và người khuyết tật.

Trong đó, tổng số người thuộc diện phải ký kết hợp đồng lao động là 1.941 người. Số đã ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản chiếm trên 99,7%, tương ứng với 1.936 người. Trong đó, hợp đồng không xác định thời hạn là 1.617 người, hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 36 tháng là 262 người; Hợp đồng có thời hạn từ 3 đến 12 tháng là 27 người.

Mỗi doanh nghiệp vi phạm bình quân hơn 14 lỗi

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp được thanh tra hầu hết đều có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về lao động như công tác tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc, trang bị phương tiện cá nhân, bảo hiểm thất nghiệp, trả lương, theo đúng quy định.

Đặc biệt các doanh nghiệp không tại thời điểm kiểm tra không xảy ra tình trạng lao động bị mất việc làm, ngừng việc hay xảy ra khiếu nại tố cáo, đời sống người lao động được đảm bảo… Tuy nhiên, 8 doanh nghiệp nằm trong diện kiểm tra vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm, thiếu sót.

Cụ thể, qua thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, Đoàn kiểm tra phát hiện khoảng 113 hành vi vi phạm, tức bình quân mỗi doanh nghiệp vi phạm khoảng 14,1 hành vi. Trong đó, doanh nghiệp vi phạm nhiều nhất là Công ty TNHH MTV Xây lắp hóa chất với 23 hành vi. Riêng Công ty cổ phần thi công cơ giới Vinaincon bị phạt vi phạm số tiền 15 triệu đồng.

"Các vi phạm của 8 doanh nghiệp nằm trong diện kiểm tra chủ yếu liên quan đến việc chưa báo cáo định kỳ về việc thay đổi lao động trong 6 tháng đầu năm và hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước. Một số doanh nghiệp xây dựng quy chế tuyển dụng lao động có nội dung chưa phù hợp với quy định của luật như mức lương áp dụng trong thời gian thử việc bằng 80% lương chức danh, thấp hơn so với quy định", nội dung kết luận thanh tra cho hay.

Việc một số doanh nghiệp đưa ra nội dung tuyển dụng như “Đối tượng tham gia tuyển dụng không mắc các chứng bệnh thần kinh mãn tính, các bệnh xã hội, không có dị tật bẩm sinh” theo Đoàn kiểm tra là chưa đúng quy định tại Điều 8, Bộ Luật lao động năm 2012.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp được xác định ký hợp đồng lao động chưa ghi rõ cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động; Chưa xây dựng thang lương, bảng lương gửi tới cơ quan quản lý nhà nước; Chưa tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, chưa xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh hay bố trí khám sức khỏe định kỳ… cho người lao động…

Lỗi từ người đại diện phần vốn nhà nước

Có 4 nguyên nhân được Đoàn kiểm tra xác định liên quan đến các hành vi vi phạm kể trên như việc nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người lao động chưa cao; Đội ngũ nhân viên làm công tác lao động tiền lương còn hạn chế về trình độ, chuyên môn, đặc biệt là quy định của pháp luật; Doanh nghiệp chưa cập nhật kịp thời các quy định…

Ngoài ra, một số lỗi được Đoàn kiểm tra xác định xuất phát từ người đại diện vốn nhà nước. Tại Công ty Xây lắp điện 2, Công ty Xây lắp điện 4, Xây lắp hóa chất và Công ty Xi măng Quang Sơn, người đại diện vốn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về công tác quản lý lao động, tiền lương theo quy định; chưa tham gia ý kiến với hội đồng thành viên để quyết định phê duyệt kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch và thực hiện của người lao động, tiền lương, thưởng, thù lao và tiền thưởng của người quản lý…

Bên cạnh đó, người đại diện vốn cũng chưa báo cáo xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về kế hoạch lao động của người lao động, quỹ lương, thù lao, tiền thưởng… của người quản lý trước khi có ý kiến với hội đồng thành viên.

Cụ thể: Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 2 và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp đã không trả tiền cho người lao động không nghỉ hằng năm hoặc nghỉ không hết số ngày nghỉ hằng năm.

Năm 2017, Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn hoạt động thua lỗ nhưng tổng công ty vẫn phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện cao hơn tiền lương cấp bậc theo hợp đồng lao động. Công ty TNHH Xây lắp điện 2 có mức tăng tiền lương của người quản lý cao hơn mức tăng lợi nhuận thực hiện.

Ngoài ra, việc Tổng công ty trực tiếp phê duyệt quỹ tiền lương tại Xây lắp điện 4, Xi măng Quang Sơn, Xây lắp điện 2, Xây lắp hóa chất (Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ) cũng được xác định là không đúng quy định.

Vinaincon được thành lập năm 1998 trên cơ sở hợp nhất các đơn vị xây lắp thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các Công ty xây dựng chuyên ngành thuộc ngành Công nghiệp Việt Nam. Năm 2011, Vinaincon chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Tổng công ty cổ phần với số vốn 550 tỷ đồng.