Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Tham Ô 500 Nghìn Tỷ
Sáng ngày 01/10, tại Trường Cán bộ Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đã chủ trì buổi tiếp xã giao Tổng Thanh tra Tài chính Pháp Thomas Cargill.
Ông Bùi Ngọc Lam được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ
Thứ hai, 08/08/2022 15:37 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 về việc bổ nhiệm lại ông Bùi Ngọc Lam giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 28/7/2022.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam sinh năm 1964, quê Thái Bình; ông có học vị Thạc sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận lý luận chính trị. Ông Bùi Ngọc Lam được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lần đầu vào năm 2017. Trong quá trình công tác ông từng giữ các chức vụ như Phó Vụ Trưởng vụ II; Phó Cục Trưởng Cục Chống tham nhũng; Cục Trưởng cục II; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020, Bí thư Chi bộ Cục II.
Trên lĩnh vực công tác, Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam được phân công giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp; công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; công tác phòng, chống tham nhũng; theo dõi, đề xuất chỉ đạo, điều phối, tổng hợp công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ II, Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Cục IV
Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 05/8/2022, bổ nhiệm lại ông Đinh Đắc Vĩnh giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 10/8/2022./.
Thanh tra công tác chấp hành pháp luật của doanh nghiệp xăng dầu - Ảnh: T.THƯƠNG
Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại công điện số 160 ngày 22-2 về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
Theo đó, giai đoạn được thanh tra sẽ từ ngày 1-1-2017 đến ngày 30-6-2022. Khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan tới trước hoặc sau thời kỳ thanh tra. Thời hạn thanh tra là 60 ngày làm việc thực tế tại đơn vị, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (13-10).
Các thương nhân đầu mối xăng dầu nằm trong danh sách thanh tra gồm có sáu doanh nghiệp tại miền Bắc, gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, Công ty CP Hóa dầu Quân đội, Công ty TNHH Hải Linh, Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội và Công ty TNHH Petro Bình Minh.
Tại miền Trung sẽ thanh tra hai doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh.
Tại miền Nam sẽ thanh tra bảy đơn vị, bao gồm: Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty cổ phần thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Long Hưng, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa.
Ngoài ra, hai doanh nghiệp sản xuất xăng dầu là Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng nằm trong diện thanh tra của cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Trưởng đoàn thanh tra sẽ do ông Dương Quốc Huy - vụ trưởng Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo kinh tế ngành (Vụ 1), Thanh tra Chính phủ - đảm nhiệm, cùng các thành viên của Thanh tra Chính phủ.
Ngoài cơ quan thanh tra, quyết định thanh tra cũng nêu bộ trưởng Bộ Công Thương, bộ trưởng Bộ Tài chính, bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng các chủ tịch UBND tỉnh, thành phố liên quan, lãnh đạo của các công ty thương nhân đầu mối, doanh nghiệp sản xuất chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Trước đó, để phục vụ cho công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ vừa lập tổ công tác làm việc với Bộ Công Thương cùng nhiều bộ ngành khác để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.
Có báo cáo vào hồi tháng 8, Bộ Công Thương cho biết hiện có 38 thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu; 2 thương nhân đầu mối chính sản xuất xăng dầu cung cấp 70 - 75% lượng xăng dầu cho nội địa, là Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn...
Bộ Công Thương đánh giá từ năm 2017 đến nay, các thương nhân đầu mối cơ bản đã đảm bảo cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngay cả khi nguồn cung trong nước gặp sự cố ngừng sản xuất như hồi tháng 1-2022.
Tuy vậy, việc duy trì lượng hàng dự trữ lưu thông theo quy định 20 ngày tiêu thụ có những thời điểm không đạt. Hoặc khi nhu cầu tăng đột biến, thị trường thấy xu hướng giá tăng cao, lượng hàng và chủng loại dự trữ lưu thông phân bổ cho địa bàn không đều, nên không cung ứng kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ, khiến nguồn cung bị gián đoạn một số thời điểm.
Trong bối cảnh đó, lượng xăng dầu dự trữ quốc gia còn thấp, khi chỉ tương đương 9 ngày nhập ròng và 6,5 ngày tiêu thụ. Tình hình buôn lậu, xăng dầu giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp, nhất là địa bàn các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung.
Về giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương cho hay được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, giá cơ sở được thực hiện nhất quán theo quy định, sử dụng công cụ Quỹ bình ổn hiệu quả, linh hoạt, công khai minh bạch thông tin điều hành giá.
Cơ cấu tính giá cơ sở hiện nay bao gồm một số loại thuế chưa phù hợp, như thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu, dẫn đến làm tăng giá, ảnh hưởng tới mặt bằng giá hàng hóa trong nước...