Làm thế nào để kết hợp giữa việc dạy lý thuyết và thực hành 1 cách tối ưu nhất? Có phương pháp nào để kích thích học sinh chủ động tham gia vào bài học không?

Tổ chức các hoạt động kết hợp học tập

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng các hoạt động kết hợp học tập đa dạng như khởi động đầu giờ, đọc tài liệu, sách giáo khoa, chơi trò chơi, làm việc nhóm,... Nhờ vào những hoạt động này, học sinh sẽ có cơ hội tự tìm tòi, nghiên cứu và ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn, đồng thời phát triển năng lực toàn diện. Môi trường học tập sôi động và hào hứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học trở nên chủ động và hiệu quả nhất.

Phân loại các phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Dưới đây là một số cách để phân loại mô hình dạy học này:

Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung giảng dạy:

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn của giáo viên hoặc sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm,…).

Phương pháp dạy học theo dự án là gì?

Phương pháp dạy học theo dự án (Project Based Learning – PBL) là mô hình lấy người học làm trung tâm. Với phương pháp này, thầy cô đóng vai trò tham vấn, hướng dẫn và tạo ra các tình huống, các vấn đề thực tiễn còn các em học sinh sẽ chủ động, tích cực tham gia, áp dụng những kiến thức đã học để thực hành, giải quyết tình huống từ đó phát triển thêm được nhiều các kỹ năng khác. Thành phẩm cuối cùng sẽ là một bài báo cáo, hoặc những sản phẩm do chính tay các em học sinh tạo ra với sự hỗ trợ của giáo viên.

Chương trình dạy học theo dự án được thiết kế dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế. Trong quá trình thực hiện dự án, thầy cô có thể vận dụng nhiều cách đánh giá cũng như can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

Cơ sở vật chất 5 sao chuẩn quốc tế:

VAS là một hệ thống giáo dục liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, với cơ sở vật chất tốt và vị trí của các cơ sở thuộc hệ thống trường đều nằm ở những quận trung tâm và khu đô thị loại I như quận 10, Gò Vấp, Phú Nhuận, quận 2, quận 7, Tân Bình. Về chất lượng phòng học và sân chơi thì VAS đảm bảo học sinh sẽ được học tập và vui chơi trong một môi trường hiện đại và thoải mái nhất với các khu vực được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế như thư viện, sân chơi, bể bơi,.... Hệ thống phòng chức năng như hội họa, âm nhạc, studio, phòng thí nghiệm,...đều được VAS trang bị đầy đủ các trang thiết bị cao cấp như điều hòa, smart board, máy chiếu,.. nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc học và thực hành của các em.

Một góc thư viện tại hệ thống trường quốc tế Việt Úc (VAS)

Tập trung vào sự tương tác và hợp tác trong buổi học

Mô hình dạy học theo sự phát triển năng lực này khuyến khích sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh thông qua việc đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận và phản biện. Điều này tạo cơ hội cho học sinh tương tác, giúp đỡ và chia sẻ trong quá trình học tập. Mô hình này cũng đóng góp vào việc tăng cường sự tự tin của trẻ khi khai thác vấn đề cá nhân. Giáo viên cần hiểu rõ khả năng và hạn chế của từng trẻ để đồng hành cùng các em một cách tốt nhất trong suốt quá trình học tập.

Giáo viên sẽ tạo tối đa cơ hội để học sinh được tương tác và thảo luận cùng nhau

Chương trình học đa dạng với 4 lộ trình theo định hướng cá nhân hóa:

VAS cung cấp 4 lộ trình học tập đa dạng theo mục tiêu và khả năng cá nhân của học sinh. VAS đặt trọng tâm vào tiếng Anh Cambridge và chương trình giáo dục quốc gia, từ đó nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức theo chuẩn quốc gia. Đồng thời, VAS cũng tạo cơ hội cho học sinh phát triển đa ngôn ngữ và trở thành công dân toàn cầu. Với chương trình quốc tế Cambridge toàn phần, VAS hướng đến một nền giáo dục toàn diện, khuyến khích sự sáng tạo và tự chủ trong học tập. 4 lộ trình học tập như sau:

- Lộ Trình 1: Tiếng Anh Cambridge tiêu chuẩn (CEP Standard) kết hợp với chương trình giáo dục quốc gia (MOET).

- Lộ Trình 2: Tiếng Anh Cambridge nâng cao (CEP Advanced) kết hợp với chương trình giáo dục quốc gia (MOET).

- Lộ Trình 3: Song ngữ Cambridge (CAP) kết hợp với chương trình giáo dục quốc gia (MOET).

- Lộ Trình 4: Quốc tế toàn phần Cambridge (CAPI).

Qua những nội dung vừa rỗi, VAS đã tổng hợp cho bạn những thông cụ thể về các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với những bạn đang quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là những phương pháp giáo dục mới. Nếu có bất kỳ thắc mắc về VAS, quý phụ huynh có thể tham khảo thông tin trực tiếp ngay tại website chính thức của trường: vas.edu.vn

Top 7 trường mầm non song ngữ quận 7 chất lượng nhất hiện nay

Các trường mầm non song ngữ tốt nhất TP. HCM hiện nay

Dạy học kết hợp kiến thức và thực tiễn

Để học sinh cảm nhận ý nghĩa thiết thực của kiến thức và kỹ năng mà các em được học, việc kết hợp giữa kiến thức và thực tiễn là rất quan trọng. Khi áp dụng phương pháp này, học sinh được khai thác tối đa khả năng sáng tạo để làm phong phú vốn kinh nghiệm sống cá nhân của mình. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sẽ gợi mở niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh, từ đó khuyến khích họ trở nên tự chủ và tìm hiểu sâu hơn.

Học sinh VAS được khám phá thế giới xung quanh và áp dụng những kiến thức được học

So sánh cách dạy truyền thống và dạy học phát triển năng lực

Có thể nói, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực sẽ bao quát hơn so với cách dạy truyền thống vì hình thức này tập trung chủ yếu vào sự phát triển toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Lấy ví dụ về bài học Địa lý lớp 7 về ô nhiễm môi trường, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phương pháp truyền thống có sự khác biệt rõ ràng trong việc đặt mục tiêu bài học. Ở phương pháp truyền thống, mục tiêu chính là để học sinh ghi nhớ khái niệm về ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phương pháp phát triển năng lực đặt ra mục tiêu cho các em tham gia vào quá trình thảo luận nhóm và trình bày 3 phương án khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường.

So sánh giữa hai mục tiêu bài học này, ta thấy điểm chung là cả hai đều có sự tập trung vào học sinh và kết quả buổi học. Tuy nhiên, phương pháp phát triển năng lực có yếu tố quá trình phát triển, nơi mà trẻ được khuyến khích suy nghĩ từ nguyên nhân đến giải pháp và khái quát thành phương án thực tế. Điều này giúp hình thành năng lực giải quyết vấn đề, khắc phục vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phương pháp truyền thống tập trung chủ yếu vào việc các em chỉ nhớ kiến thức nội dung, mà không thúc đẩy phát triển kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề. Điều này có thể khiến kiến thức thô đã được học của các em mất đi tính ứng dụng và dễ dàng bị lãng quên.

Phương pháp dạy theo phát triển năng lực tập trung vào sự lĩnh hội kiến thức toàn diện

Phương pháp phát triển năng lực

- Chung chung, không rõ ràng cụ thể.

- Kiến thức khô khan, chủ yếu chỉ lấy từ sách giáo khoa.

- Tập trung vào điểm số, thành tích, thi cử thay vì năng lực.

- Chi tiết, cụ thể, dễ quan sát và đánh giá.

- Kiến thức chủ yếu thông qua sự tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh từ nhiều nguồn tài liệu và sách tham khảo đa dạng.

- Tập trung vào năng lực cá nhân thay vì thành tích.

- Gắn với khoa học chuyên ngành

- Nội dung được thiết kế theo kiến thức phổ thông cho mọi đối tượng. Thường là học theo một chiều thông qua sách giáo khoa.

- Học sinh có kiến thức nhưng khó áp dụng vào thực tế.

- Gắn với thực tế và các môn khoa học theo xu hướng hiện đại, toàn cầu hóa.

- Thiết kế nội dung dạy theo mô hình phân hóa trình độ và năng lực của mỗi học viên.

- Nội dung được giảng dạy theo hai chiều, có chiều sâu và trình tự từng dự án.

- Học sinh vừa nắm rõ kiến thức vừa có thể ứng dụng.

- Giáo viên là chủ buổi dạy học.

- Học sinh tiếp thu một cách thụ động, chủ yếu dựa vào giáo viên.

- Giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy thuyết trình truyền thống.

- Học sinh làm trung tâm, tự chủ trong buổi học.

- Học sinh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các dự án.

- Giáo viên tập trung vào các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành, trải nghiệm,...

- Thiên về lý thuyết với quy mô chung toàn lớp học.

- Thiên về thực hành với cách vận hành theo từng nhóm nhỏ hoặc dự án cá nhân.

- Dựa trên khả năng học thuộc bài.

- Đánh giá định kỳ qua các điểm số, tiêu chuẩn rập khuôn.

- Dựa trên khả năng thực hành và vận dụng.

- Quá trình đánh giá được tích hợp với dạy học.

- Đánh giá ở mọi thời điểm của các học sinh.

- Học sinh trở nên thụ động, ít có tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.

- Học sinh chủ động, tự tin, có khả năng tư duy và sáng tạo.