Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Việt Nam
Tài nguyên du lịch được xem là một trong những tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy và phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch cành phong phú, đa dạng thì càng có sức hút đối với du khách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm tài nguyên du lịch là gì? Tầm quan trọng và phân loại tài nguyên du lịch. Cùng theo dõi nhé!
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tại Điều 17 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch;
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.
- Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Đặc điểm của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch mang những đặc điểm nổi bật sau:
Khái niệm tài nguyên du lịch là gì?
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài nguyên du lịch (Tourism resources) đã được đưa ra:
Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc, tài nguyên du lịch được hiểu là tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có khả năng thu hút và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch nhằm mục đích sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
Pirojnik nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người. Trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong điều kiện khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, các loại tài nguyên này được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.
Còn tại Việt Nam, theo Khoản 4, Điều 3, Chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”
Từ các khái niệm trên, ta có thể rút ra được nhận định tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đã, đang và sẽ được khai thác và sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
➢ Kho đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ Du lịch
Kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
Theo Điều 7 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch như sau:
- Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quy định về đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
Việc đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 5 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.
Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?
Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?
Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:
Theo điều 13 luật Du lịch, tài nguyên du lịch được chia thành hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các nhân tố gắn liền với tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các nhân tố gắn liền con người và xã hội. Cụ thể:
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức độ hấp dẫn cao, phản ánh môi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục đích du lịch. Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
#1 Tài nguyên địa hình – địa chất - địa mạo
Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người. Nó được hình thành từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài. Trong hoạt động du lịch, địa hình là cơ sở quan trọng để hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác. Các dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển các hoạt động du lịch nổi bật như: địa hình đồng bằng, miền núi, địa hình vùng đồi, địa hình Karst, địa hình ven bờ biển.
Tài nguyên khí hậu được xác định nhằm mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không khí, bức xạ mặt trời. Khi khai thác tài nguyên khí hậu, ta cần đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người. Thông thường, những khu vực có khí hậu ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người sẽ được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn làm nơi nghỉ ngơi.
Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt. Trong đó, nước mặt bao gồm đại dương, biển, suối, thác nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng rất thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh...
Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật có khả năng sử dụng nhằm mục đích phát triển du lịch. Trong hoạt động du lịch, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặt biệt do tính đa dạng sinh học, tạo ra nhiều phong cảnh đẹp, sinh động. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch nghỉ dưỡng...
Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, để được coi là tài nguyên du lịch nhân văn, các loại tài nguyên này cần thỏa mãn điều kiện có sức hấp dẫn với du khách và có khả năng khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường. Cũng theo Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
#1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Tài nguyên du lịch nhân văn thực chất là các di sản văn hóa (bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia, các công trình đương đại…) hấp dẫn khách du lịch có thể bảo tồn khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
#2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Ngược lại với tài nguyên du lịch nhân văn vật thể, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể có thể bảo tồn, khai thác nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, văn hóa các tộc người, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian…
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến khái niệm tài nguyên du lịch là gì, đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên du lịch ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích áp dụng vào công việc học tập và cuộc sống.
Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá... đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.
Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo. Hiện nay, vịnh Hạ Long nằm trong danh sách 28 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết của cuộc vận động bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”. Bên cạnh đó, 3 vịnh là Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới.
Là quốc gia trong vùng nhiệt đới, nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so với mặt biển. Thị trấn Sa Pa hấp dẫn với những biệt thự cổ kính và những công trình hiện
đại nằm xen giữa các vườn đào và hàng sa mu xanh ngắt. Đặc biệt, tuyến đường Sa Pa nằm trong danh sách 10 con đường mòn tuyệt vời nhất khắp thế giới dành cho du khách thích đi bộ nhẹ nhàng vào ban ngày do nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet công bố. Con đường này sẽ đưa bạn hòa nhập vào cuộc sống bản địa giữa những cánh đồng lúa bậc thang và các ngôi làng gần đó. Hơn nữa, những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp trải dài theo những sườn núi, quanh co theo những cung đường nơi đây đã được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ công bố là một trong 7 thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và thế giới. Thành phố Ðà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nổi tiếng với rừng thông, thác nước và vô số loại hoa. Khách du lịch tới Ðà Lạt còn bị quyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn Tơ rưng và cồng chiêng Tây Nguyên trong những đêm văn nghệ.
Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu... Trong đó vùng tràm chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo,cảnh quan kì vĩ, huyền bí, tính đa dạng sinh học cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Hệ thống hang động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất. Đặc biệt, hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động này được các nhà khoa học và thám hiểm công nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh. “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận.” - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, trên tạp chí National Geographic.
Nguồn nước nóng, nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Dục Mỹ, Tháp Bà (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng nóng Bình Châu - Hồ Cốc (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Những vùng nước khoáng nóng này đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng.
Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến (Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.
Ngoài ra, hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được bảo quản và trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bổ ở mọi miền đất nước. Đồng thời, các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.
Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.
Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.
Tài nguyên du lịch là gì? Các loại tài nguyên du lịch
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.