Dại là bệnh chết người đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị. Vì thế, tiêm phòng dại kịp thời là giải pháp hữu hiệu nhất có thể bảo vệ tính mạng của người bệnh. Vậy, giá tiêm phòng dại là bao nhiêu và có những lưu ý gì sau khi tiêm phòng dại?

Tiêm vắc xin dại sau khi bị chó mèo cắn

1. Người chưa tiêm dự phòng dại trước đó hoặc tiêm chưa đủ liều:

– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7

– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28

Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21

Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.

– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7

– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28

(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày

Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.

Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)

2. Người đã tiêm dự phòng đủ liều trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại công nghệ tế bào:

– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).

Lưu ý: Tùy vào tình trạng sức khỏe con vật cắn và vết thương để chỉ định lịch tiêm chủng cụ thể và có thể phải sử dụng huyết thanh kháng dại phối hợp với vắc xin để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Vì sao cần tiêm phòng bệnh dại khi bị mèo cắn?

Nhiều người lầm tưởng rằng mèo là vật nuôi dễ thương, nhỏ nhắn, mềm mại nên vết cào, cắn của chúng sẽ ít nguy hiểm hơn so với khi bị chó cắn. Tuy nhiên, sự thật là vết cắn của mèo ít phổ biến nhưng lại có nguy cơ gây nhiễm trùng cao hơn. Bởi vì răng của mèo dài và sắc nhọn nên khi mèo cắn có thể gây ra vết rách da hoặc vết thương bị thủng sâu hơn. Hơn nữa, mèo cũng là một trong những động vật có khả năng lây lan những căn bệnh nguy hiểm qua vết cắn, chẳng hạn như bệnh dại.

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra. Một người có thể mắc bệnh dại khi tiếp xúc với nước bọt của động vật nhiễm bệnh, chẳng hạn như qua vết cắn hoặc vết xước và không được chăm sóc y tế kịp thời, bao gồm cả tiêm vaccine chủng ngừa.

Khi virus dại tấn công hệ thần kinh, các triệu chứng có thể xảy ra sau khoảng vài ngày hoặc thậm chí đến vài năm kể từ khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt, đau đầu, nôn mửa… Sau đó, người nhiễm bệnh dại sẽ bị mê sảng (lú lẫn), ảo giác, sợ nước, mất ngủ, hành vi bất thường… có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và không có cách nào điều trị khi đã có triệu chứng lâm sàng. Khi người bệnh lên cơn dại thì không thể cứu chữa được nữa. Do đó, việc chích ngừa khi bị mèo cắn hoặc chó cắn là rất quan trọng. Hiện đã có những loại vaccine mang lại khả năng miễn dịch đối với bệnh dại nếu người bệnh được tiêm ngay sau khi phơi nhiễm. Không những vậy, bạn cũng có thể tiêm dự phòng đối với bệnh dại (tiêm trước khi phơi nhiễm) nếu đang nuôi thú cưng hoặc làm công việc thường xuyên tiếp xúc với động vật.

Vì sao phải tiêm phòng dại cho chó?

Virus Rhabdo là tác nhân gây bệnh dại ở chó. Chó nhiễm virus Rhabdo do bị động vật mắc bệnh dại cắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với virus qua các vết thương hở. Virus Rhabdo phá hủy hệ thần kinh khiến chó dễ bị kích động, hung hăng tấn công người hoặc các con vật khác. Ở thể liệt, chó dại sẽ lừ đừ, bị liệt nằm một chỗ, bỏ ăn, sùi bọt mép. Tỷ lệ tử vong ở chó dại là 100%.

Trong số các ca mắc bệnh dại ở người, có 97% trường hợp lây bệnh từ chó. Số người tử vong vì bệnh dại ở Việt Nam là 50 - 70 người mỗi năm. Virus Rhabdo chủ yếu lây sang người thông qua nước bọt của chó dại. Dại là bệnh nguy hiểm lây từ chó sang người, 100% trường hợp lên cơn dại đều tử vong. Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp ngăn ngừa chó dại truyền bệnh sang người.

Chó được tiêm rồi có bị dại không?

Vacxin phòng dại cho chó có hiệu quả rất cao, nếu chích ngừa đầy đủ và đúng kỹ thuật thì khả năng phòng bệnh gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, có những trường hợp chó đã tiêm phòng vẫn bị mắc bệnh dại. Nguyên nhân là do virus dại tấn công khi chó đang bị ốm, đề kháng kém nên suy giảm miễn dịch. Hoặc do kỹ thuật tiêm vacxin sai sót dẫn tơi chưa đủ liều lượng.

Giải đáp: Chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền?

Để ngăn ngừa nhiễm bệnh dại và giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại, cách tốt nhất là tiêm vaccine theo phác đồ tiêm phòng dại. Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ dựa trên tình trạng vật nuôi gây ra vết cắn, tình trạng vết thương, lịch sử tiêm chủng của người bệnh…

Tiêm dự phòng trước khi phơi nhiễm

Nếu bạn là người có nguy cơ bị động vật cắn và phơi nhiễm bệnh dại cao, chẳng hạn như do tính chất công việc thì nên tiêm dự phòng trước phơi nhiễm. Phác đồ tiêm phòng trường hợp này bao gồm 2 mũi vaccine tiêm vào ngày 0 và ngày 7. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro, bạn có thể được khuyến nghị làm xét nghiệm máu hoặc tiêm liều tăng cường trong vòng 3 năm sau 2 mũi đầu tiên.

Tiêm vaccine sau khi bị mèo, chó cắn

Nếu bị động vật cắn, trước tiên bạn cần làm sạch vết thương với xà phòng và nước rồi băng lại cẩn thận. Bước tiếp theo, bạn nên sớm đi khám tại bệnh viện nếu nghi ngờ mình có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh dại. Trường hợp vật nuôi chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ “lai lịch” của con vật gây ra vết cắn, bạn có thể cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, theo phác đồ sau:

Các trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn

Như trên đã đề cập, bệnh dại hiện vẫn chưa có phương pháp và thuốc điều trị triệt để nên khả năng tử vong gần như là 100% đối với các đối tượng không tiêm phòng dại. Tất cả các trường hợp bị động vật nghi dại cắn đều cần tiêm phòng vắc xin dại, đặc biệt:

Có nhiều loại vắc xin phòng dại, tuy nhiên hiện Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng dại là vắc xin Verorab (Pháp) và vắc xin Abhayrab (Human Biological Institute, Ấn Độ). Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, phác đồ tiêm phòng dại được phân chia thành 2 phác đồ là tiêm dự phòng trước phơi nhiễm và tiêm sau khi phơi nhiễm. Cụ thể như sau:

– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).

– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.

– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).

– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.

(*) Dành cho người có nguy cơ cao như nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh dại ở động vật…

Lúc nào cần tiêm vắc xin phòng dại?

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại có thể được thực hiện như một biện pháp dự phòng chủ động và bảo vệ người dưới các tình huống và lý do sau:

Những trường hợp dưới đây cần chủ động tiêm vắc xin dại dự phòng vì đây là những nhóm có nguy cơ cao nhiễm virus dại:

Các hành động cần thực hiện sau khi bị cắn sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của vết thương:

Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ rằng con vật cắn bạn có khả năng mang virus dại, bạn nên đưa con vật đó đi xét nghiệm chẩn đoán về bệnh dại. Điều này có thể giúp xác định rõ tình hình và có kế hoạch điều trị thích hợp.

Trong bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp qua về vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền và cung cấp một vài thông tin về lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin phòng dại. Đây là một khoản đầu tư quan trọng cho sức khỏe và an toàn cá nhân mà không nên tiết kiệm. Giá trị của việc bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa của bệnh dại không thể đo bằng tiền bạc.

Chủ động tiêm phòng vắc xin dại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp vắc xin dại chính hãng, với tiêu chí: Tiêm nhẹ - ít đau; vắc xin chính hãng, đa chủng loại; giá tốt; hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin nhanh nhất.

Xem thêm: Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?

Bệnh dại ở người chủ yếu lây từ chó dại và không có thuốc đặc trị. Theo thống kê, 100% trường hợp lên cơn dại đều tử vong. Vì vậy, tiêm phòng dại cho chó là việc làm cần thiết và đã được đưa vào quy định bắt buộc. Tiêm phòng dại cho chó có mất nhiều tiền không? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể tới bạn những điều cần biết về tiêm phòng bệnh dại cho chó.