Xây Dựng Nhà Ở Nông Thôn
Khắc Niệm (TP. Bắc Ninh) là xã thuần nông với diện tích tự nhiên 744,7ha, diện tích đất nông nghiệp 400 ha. Xã có 7 thôn với 10 cụm dân cư, có 2.550 hộ gia đình với khoảng 10.000 nhân khẩu.
Quy định về giấy phép xây dựng
Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn được miễn giấy phép xây dựng như sau:
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Căn cứ vào quy định trên, LuatVietnam chỉ rõ những trường hợp được miễn, phải có giấy phép xây dựng như sau:
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng
Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xây dựng
Căn cứ Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
+ Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình.
Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện.
Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Lưu ý: Hộ gia đình, cá nhân tham khảo bản vẽ thiết kế do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành khi tự lập thiết kế kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 03 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
* Trình tự, thủ tục xin giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện để chuyển đến UBND cấp huyện hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận (giấy hẹn) và trao cho người nộp.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về vấn đề Xây nhà ở nông thôn và những điều người dân cần biết. Trường hợp người dân cần tư vấn hãy gọi đến ngay tổng đài 19006192 để được tư vấn.
Trên hành trình xây dựng nông thôn mới, huyện Hưng Hà đang để lại ấn tượng bởi sự chuyển biến trong đời sống của người dân. Cùng với nếp sống văn hóa, văn minh tại mỗi vùng quê, là cảnh quan môi trường sạch đẹp, cơ sở vật chất khang trang, giao thông hiện đại. Góp phần vào làm đẹp cho bộ mặt nông thôn, dự án khu dân cư nông thôn kiểu mẫu đang được triển khai tại xã Độc Lập nhận được sự đồng thuận cao của người dân, với kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ hơn của quê hương.
Có gần 200 mét vuông đất nông nghiệp nằm trong dự án khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, gia đình ông Thao đã hoàn tất thủ tục bàn giao lại đất. Bởi ông quan niệm, đất đai là tài sản quốc gia. Ông cũng hiểu được tầm quan trọng của dự án nên khi địa phương cần thu hồi, ông và gia đình chấp thuận ngay để dự án sớm được triển khai.
Ông Nguyễn Tiến Thao, thôn Long Nãi, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà: Chúng tôi cũng đồng hành cùng các dự án của nhà nước để làm cho nông thôn đổi mới, đẹp đẽ. Chúng tôi rất phấn khởi, việc đền bù chúng tôi cũng thấy là thoả đáng.
Dự án Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu xã Độc Lập có diện tích 7,3ha, tổng mức đầu tư 115 tỷ đồng. Thu hồi đất nông nghiệp của 125 hộ, tập trung ở thôn Long Nãi và Xuân La. Huyện Hưng Hà đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định của pháp luật về công tác giải phóng mặt bằng.
Việc tuyên truyền, vận động triển khai bằng nhiều hình thức, giúp người dân hiểu rõ, cùng chung tay thực hiện. Đến nay, gần 100% hộ dân đã chủ động bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Ông Bùi Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Độc Lập, huyện Hưng Hà: Tất cả những vấn đề kiểm đếm chúng tôi thực hiện dân chủ, công khai trên hệ thống loa truyền thanh, công khai tại trụ sở UBND xã, tại nhà văn hoá, nơi đông người của 2 thôn.. Sau khi dự án hoàn thành, chúng tôi có định hướng phát triển thương mại du lịch ổn định để phát triển kinh tế văn hoá xã hội tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Trìu, đại diện Công ty cồ phần Nacico – Chủ đầu tư Dự án khu dân cư nông thôn kiểu mẫu xã Độc Lập, huyện Hưng Hà: Hạ tầng và xây dựng sẽ đồng bộ, thiết kế phù hợp với khu di tích lịch sử LQĐ. Dự kiến lộ trình khởi công dự án là quý I/2025.
Dự án Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu xã Độc Lập dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027, không chỉ góp phần đẩy nhanh việc phát triển đô thị và sử dụng quỹ đất hiệu quả, mà còn nâng cao điều kiện sống của nhân dân xã Độc Lập nói riêng, huyện Hưng Hà nói chung, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Là 1 trong 4 xã của huyện Vĩnh Tường đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Vĩnh Sơn đã và đang nỗ lực vượt khó, huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao, phấn đấu cán đích trong tháng 6/2024.
Các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ mở rộng mặt đường để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã Vĩnh Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao.
Có mặt tại một số thôn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn cuối tháng 4, chứng kiến những chiếc máy cẩu, máy đổ áp phan hoạt động hết công suất cùng những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt hàng chục công nhân đang chạy đua với thời gian để đảm bảo tiến độ các dự án hạ tầng, chúng tôi cảm nhận rõ sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và người dân nơi đây trong xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu.
Anh Nguyễn Duy Hưng, cán bộ kỹ thuật công trình cho biết: Xã đạt chuẩn NTM nâng cao không chỉ làm thay đổi diện mạo làng quê mà còn nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân.
Do vậy, chúng tôi cố gắng huy động nhân lực, máy móc thi công công trình đảm bảo tiến độ đề ra, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng NTM nâng cao của địa phương.
Với 5 thôn dân cư, xã Vĩnh Sơn có 1.428 hộ, gần 6.500 nhân khẩu. Khi bắt tay xây dựng xã NTM nâng cao, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của địa phương tương đối hoàn chỉnh, 100% đường xã, thôn, ngõ xóm đã được cứng hóa.
Hệ thống điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Cùng với đó, Trường mầm non và tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn mức độ 2...
Bên cạnh những thuận lợi, xã Vĩnh Sơn còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được hoàn thiện đồng bộ giữa các thôn, kinh phí đầu tư nhiều trong khi ngân sách địa phương hạn chế.
Cùng với đó, diện tích sản xuất nông nghiệp manh mún, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất... dẫn đến thu nhập chưa cao.
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nâng cao là nhiệm vụ trọng tâm, sau khi được UBND huyện Vĩnh Tường giao nhiệm vụ, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Vĩnh Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo, ban hành Kế hoạch xây dựng xã NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu.
Tăng cường tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình. Từ đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao.
Khuyến khích nhân dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn thửa đổi ruộng tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, nâng cao năng suất, giá trị cây trồng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2023, thu nhập bình quân toàn xã đạt 73,2 triệu đồng/người, góp phần giảm hộ nghèo đa chiều còn 0,84%, đặc biệt không còn nhà tạm, nhà dột nát.
Qua rà soát, đến nay, Vĩnh Sơn đã đạt 17/19 tiêu chí xã NTM nâng cao. 2 tiêu chí chưa đạt gồm Tiêu chí số 13 - Tổ chức sản xuất và Tiêu chí số 18 - Chất lượng môi trường sống.
Đối với Tiêu chí số 13, UBND xã đang phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn các hộ hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận VietGAP, cấp mã số vùng trồng rau mùng tơi. Liên kết với các cơ quan chuyên môn hoàn thành hồ sơ chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Đối với tiêu chí số 18, xã đang gặp nhiều khó khăn bởi tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung phải đạt từ 65% trở lên, nhưng hiện nguồn nước ngầm tại địa phương vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn.
Sau khi lấy mẫu nước ngầm trên địa bàn đi kiểm tra, chất lượng nguồn nước vẫn đảm bảo, không nhiễm sắt, vôi.
Phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao vào tháng 6/2024, xã Vĩnh Sơn tiếp tục phối hợp với công ty cung cấp nước sạch, các hội, đoàn thể và các thôn dân cư tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.
Đồng thời, tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn đường làng, ngõ, xóm xanh - sạch - đẹp; huy động mọi nguồn lực dồn sức hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt và duy trì, giữ vững các tiêu chí đã đạt.
Trong xã hội Hàn Quốc, nhu cầu quản lý nông thôn hiệu quả đang gia tăng đáng kể do sự già đi của dân cư nông thôn và giảm dân số. Trên một phía, có nguy cơ các ngôi làng sẽ dần mất đi do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với điều đó, một xu hướng đang xuất hiện là giới trẻ trở lại nông thôn và lựa chọn làm nông nghiệp. Điều này tạo nên hai sự thay đổi đồng thời, có những khía cạnh tích cực và tiêu cực đang diễn ra đồng thời tại các vùng nông thôn của Hàn Quốc.
Hiện nay, việc thúc đẩy sự thông minh hóa khu vực nông thôn đã trở thành một vấn đề cốt lõi, đồng thời là một giải pháp cần thiết để phát triển và đối phó với các mối đe dọa trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Cả chính quyền trung ương và địa phương đang hỗ trợ phát triển nông thôn và nông trại thông minh bằng cách tạo ra một mạng lưới liên kết toàn diện trong mọi lĩnh vực. Trang trại thông minh là một trong những dự án chiến lược và mô hình đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp dựa trên công nghệ tại Hàn Quốc. Dự án này tập trung vào ba yếu tố cốt lõi là công nghệ, sản xuất và con người để xây dựng các khu vực nông thôn thông minh. Nội dung chi tiết của dự án bao gồm: (1) Thiết lập các chương trình giáo dục chuyên nghiệp về trang trại thông minh và đào tạo các chuyên gia trẻ. (2) Xác định các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng từ các trang trại thông minh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức Hội chợ K-Food tại Thái Lan và Việt Nam để tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc. (3) Xây dựng các tổ hợp thực nghiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển sản phẩm và công nghệ mới giữa các ngành công nghiệp (thiết bị, thực phẩm và sinh học), nông dân và các cơ quan nghiên cứu. (4) Xây dựng nền tảng mở để chia sẻ và giao dịch dữ liệu liên quan đến tăng trưởng và canh tác trong các trang trại thông minh. (5) Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị trang trại thông minh và hiệu quả bảo trì.
Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh
Nhờ vào những nỗ lực này, Hàn Quốc đang hướng đến việc thúc đẩy phát triển nông thôn thông minh và sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp và góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Tương tự với Chương trình Nông thôn Mới tại Việt Nam, ở Hàn Quốc, để xây dựng thành công nông nghiệp thông minh, chính phủ đã chỉ đạo tất cả các bộ ngành tại địa phương tham gia và đảm nhận trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai các dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Mỗi bộ ngành và địa phương được yêu cầu ban hành các chính sách riêng, đồng thời tận dụng các ưu điểm riêng biệt và hợp tác với các bộ ngành khác.
Hàn Quốc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp
Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Gia súc là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực nông thôn thông minh, bao gồm các dự án như thung lũng cách tân trang trại thông minh, dự án thí điểm nông nghiệp thông minh điền dã, doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp sinh học đa ngành, doanh nhân trẻ, doanh nghiệp phát triển công nghệ thông minh, cải tiến giống cây trồng, và doanh nghiệp cho thuê trang trại.Bộ Quản trị Công cộng và An ninh đảm nhận vai trò phát triển cộng đồng làng nông thôn thông minh và cải thiện hiệu suất quản lý thông qua dự án như kích hoạt thông tin làng và khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong dịch vụ công. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phát triển du lịch thông minh, bao gồm xây dựng nền tảng và phát triển phần mềm du lịch thông minh. Bộ Đất, Hạ tầng và Giao thông có trách nhiệm xây dựng thành phố thông minh thông qua các dự án hỗ trợ thách thức thông minh và tái tạo đô thị thông minh. Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm để mở rộng làng thông minh và các dự án mở rộng tại các trung tâm nông thôn.
Kỹ thuật chế biến đặc sản Hồng treo gió tại Sangju, Hàn Quốc
Dựa trên nhiệm vụ phân công, các bộ ngành và địa phương đã cùng xây dựng 4 tiêu chí dịch vụ cho làng thông minh. Tiêu chí bao gồm: tiêu chí về môi trường sống (giám sát môi trường, hạ tầng cơ bản, phòng ngừa dịch bệnh, an ninh và an toàn, giáo dục và sức khỏe); tiêu chí về xã hội nông thôn (kích hoạt cộng đồng, khảo sát làng); tiêu chí về kinh doanh nông nghiệp (thông tin nông nghiệp, mạng lưới nhân sự); tiêu chí về đa dạng hóa kinh doanh (marketing địa phương, chia sẻ nguồn lực). Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách phát triển trang trại thông minh với chiến lược cách mạng nông nghiệp thông qua dự án trang trại thông minh. Dự án này đã được triển khai từ năm 2019 đến năm 2022 trên diện tích 42,7ha với tổng mức đầu tư khoảng 157,92 tỷ won (tương đương 140 triệu USD). Mục tiêu của dự án là tạo ra một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp thông qua việc mở rộng bốn thung lũng công nghệ nông nghiệp, hướng đến xây dựng thị trường nông nghiệp công nghệ cao mới. Các thung lũng công nghệ này sẽ phát triển thành cụm công nghiệp nông nghiệp dựa trên công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành liên quan bằng cách tích hợp sức mạnh của nguồn nhân lực trẻ và đổi mới công nghệ. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, khu phức hợp cho thuê trang trại thông minh và trung tâm thử nghiệm sẽ được thành lập như một cơ sở quan trọng vào năm 2021. Các khu vực như Sangju và Gimje đã được chọn làm khu vực phát triển đầu tiên của dự án vào đầu năm 2018. Năm 2019, khu vực Koheung và Miryang đã được chọn để phát triển thành trung tâm ươm tạo doanh nghiệp cho nông dân trẻ và đổi mới công nghệ vào năm 2022. Vì dự án sẽ được thực hiện bởi chính quyền địa phương, mỗi khu vực sẽ phát triển theo hướng và trọng tâm khác nhau. Ngân sách được phân bổ cho các công việc xây dựng nền móng, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, trang trại thông minh cho thuê và tổ hợp thử nghiệm. Điều này cho thấy sự tập trung và phối hợp của các bộ ngành và địa phương trong việc thúc đẩy nông thôn thông minh ở Hàn Quốc, thông qua việc xây dựng các dự án và chính sách đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông minh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và doanh nhân trẻ tham gia vào lĩnh vực này. Nhờ vào những chiến lược trên nông thôn Hàn Quốc ngày càng hiện đại và đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, trở thành một trong những hình mẫu trong đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới.