Cách Tính Điểm Vùng Đại Học 2023
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.
Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học từ 03/5/2021
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học mới tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, từ ngày 03/5/2021, khi Thông tư này chính thức có hiệu lực, sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực như sau.
Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:
Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10
Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.
Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.
Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến
Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.
Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0
Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
Cách tính và quy đổi điểm học phần
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.
- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.
- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:
Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.
3. Cách xếp loại học lực đại học
Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, cách tính điểm đại học đang được áp dụng hiện nay như sau:
Cách tính điểm đại học theo kết quả thi tốt nghiệp
Theo Điều 41, Quy chế tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, quy định về điểm xét tốt nghiệp THPT nêu rõ:
Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số
Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có).
- Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký;
- Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.
Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số
Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:
Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.
Theo Điều 7, Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:
+ Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học;
+ Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
+ Khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
+ Khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
+ Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Ngoài ra, cũng tại khoản 4, Điều 7, Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT cũng quy định, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng chính sách.
Về điểm liệt xét tốt nghiệp THPT, theo Luật sư, nếu có điểm liệt, thí sinh sẽ không được tốt nghiệp THPT và đương nhiên không thể xét tuyển đại học.
Theo Điều 3, Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDDT, ngoài 03 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, thí sinh phải lựa chọn một trong hai tổ hợp các môn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội để xét tốt nghiệp.
Khoản 1, Điều 42, Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định, những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Như vậy, điểm liệt thi tốt nghiệp THPT là 1,0 điểm. Trong đó:
- Bắt buộc Toán, Văn và Ngoại ngữ phải đạt trên 1,0 điểm;
- Trường hợp thi 01 bài thi tổ hợp, bị điểm liệt trong các môn để xét tốt nghiệp thì sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp và không thể xét tuyển đại học, Cao đẳng bằng tổ hợp các môn này;
- Trường hợp thi cả 02 bài tổ hợp, thí sinh sẽ được chọn 01 trong 02 bài thi có điểm cao hơn và không bị điểm liệt để xét tốt nghiệp.
Cách tính điểm đại học theo học bạ THPT
Luật sư cho biết, cách tính điểm thi đại học dựa trên kết quả học tập THPT của mỗi trường đại học là khác nhau nên các thí sinh, phụ huynh cần đọc kỹ thông tin tuyển sinh. Cụ thể, có 02 hình thức xét điểm phổ biến như sau:
Xét tổng điểm của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 05 học kỳ từ học kỳ 1 lớp 10 đến học kỳ 1 lớp 12 hoặc 3 học kỳ từ học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 hoặc cả năm lớp 12 đối với một số trường sẽ có các mốc điểm học kỳ khác nhau.
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có) với các ngành không có môn nhân hệ số.
Điểm xét đại học (thang điểm 30) = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Điểm M1 = (Điểm trung bình cả năm lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 môn 1)/3
Hoặc đối với một số trường sẽ tính Điểm M1 = (Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 2 lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 11 môn 1 + trung bình học kỳ 2 lớp 11 môn 1 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12 môn 1)/5.
Điểm M2 và M3 sẽ tính tương tự với 02 môn còn lại của tổ hợp khối xét tuyển.
Tính theo kết quả trung bình cả năm
Điểm xét kết quả học tập dựa vào bảng điểm tổng kết học tập.
Điểm xét đại học = Điểm trung bình cả năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12.
Các cánh tính điểm đại học khác
Ngoài phương thức xét tuyển truyền thống, ngày càng có nhiều trường đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.
Kỳ thi đánh giá năng lực là bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của các thí sinh trước khi bước vào đại học. Đây là hình thức thi do các trường đại học tổ chức riêng và dùng kết quả để xét tuyển.
Phương pháp xét tuyển kết hợp phối hợp nhiều tiêu chí khác nhau để xét tuyển đại học. Ví dụ như sử dụng một phần kết quả thi cùng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để làm căn cứ xét tuyển đại học; các tiêu chí kết hợp với điểm trung bình học bạ của các năm lớp 10, 11,12 hay điểm trung bình của các tổ hợp xét tuyển....
Ngoài việc được miễn thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ, các chứng chỉ quốc tế còn có thể dùng để quy đổi sang điểm ngoại ngữ. Mức điểm được quy đổi sẽ khác nhau, tùy vào đề án tuyển sinh của từng trường.
Không chỉ áp dụng cho chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, các thí sinh đã có chứng chỉ khác như JLPT (năng lực tiếng Nhật), HSK và TOCFL (tiếng Trung) hoặc các ngôn ngữ khác cũng có thể đổi sang điểm ngoại ngữ để xét tuyển đại học.
Quy định về thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu