Xà Tón Garden — Camping —BBQ—Coffee, Hồ Xoài Check, Núi Tô, Tri Tôn, An Giang 880000

Save Even More Money On Your Next Vacation

35 awesome tips for budget travel: planning, transportation hacks, and affordable dining!

Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn xưng là Bửu Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử khoảng một triệu năm trước, trong thời kỳ Pleistocene, hàng loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở khu vực Bảy Núi bị nức nẻ, lún sụt hoặc nhô cao nhiều nơi. Sau đó là những đợt biển tràn ngập cả vùng Nam Bộ khoảng 10.000 đến 11.000 năm thì chấm dứt. Dấu tích của những thời biển tiến này còn để lại các bậc thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường… của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Phần nhô cao tức đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km. Khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc), bao trùm lên gần hết hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, về tận xã Vọng Thê, Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn. Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính:- • Dạng núi dốc: được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt như đã nói trên, nên chúng thường cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta), như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài… • Dạng núi thấp và thoải: được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao thấp, ít khe suối và bề mặt có khi là đất, như núi Nam Qui, núi Sà Lon, núi Đất… Và vùng Bảy Núi khi xưa là đất của Chân Lạp. Rồi trong một cuộc tranh giành quyền lực, Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Ông Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757.

– Thất Sơn suối cong nhả ngọc

Nói về mặt tự nhiên của vùng Bảy Núi, Gia Định thành thông chí mô tả: Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước… Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy Ở trong sách trên còn cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer, ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa… Sau này, vùng Bảy Núi còn là nơi hội tụ của những sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. Vì nơi đây vừa có đồng bằng thuận lợi cho việc canh tác, vừa có núi rừng trú ẩn, có lối trốn sang nước Campuchia, nếu bị đối phương lùng sục… Cho nên rất nhiều người đã tìm đến đây, mỗi người mang mỗi tâm trạng, đến để chuẩn bị chiến đấu, để chờ thời cơ hay chỉ để lãng quên thực tế…. Vì vậy, vùng đất này gắn liền tên tuổi của nhiều danh nhân như: Đoàn Minh Huyên, Thủ Khoa Huân, Trần Văn Thành, Ngô Lợi, Phan Xích Long, Trương Gia Mô v.v… Đây cũng là nơi hội tụ nhiều ông đạo, bởi vậy có câu: Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục… đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)…và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm…

Ngoài ra, Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên cũng không kém Bắc Thành…

Và là nơi có vô số danh lam, thắng cảnh…

Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có câu: Thất Sơn, hòn dọc dãy ngang, Nói sao cho hết cả ngàn phong cương NÚI CẤM Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. 1.- Vị trí, đặc điểm Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa. 2.- Tên núi Núi Cấm hay Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19. Sách đã miêu tả: …thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót. Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Và tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cai đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn…Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi… *Có nhiều giả thuyết về cái tên núi Cấm :- Theo Nguyễn Văn Hầu, giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng. Một giả thuyết khác, Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi. Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi. 3.- Năm Vồ Vồ (hoặc non), từ dùng chỉ một chỏm cao trên dãy núi. Theo Nguyễn Văn Hầu [4], năm non trên núi Cấm bao gồm : • Vồ Bồ Hong: cao 705 m[2], cao nhất. Tương truyền vồ có tên này, vì trước đây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống. Ở trên vồ cao này có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người đến tham quan và lễ bái. • Vồ Đầu: đỉnh cao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m. • Vồ Bà: cao 579 m, có điện thờ Bà Chúa Xứ. • Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưa kia có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư trú, nên mới có tên như thế. • Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiên tuế. Thực tế, núi Cấm còn có nhiều vồ hơn nữa, như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v…

– Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy.

Vua Gia Long đã từng nói: Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên cũng không kém Bắc Thành… Và là nơi có vô số danh lam, thắng cảnh… Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có câu: Thất Sơn, hòn dọc dãy ngang, Nói sao cho hết cả ngàn phong cương.

Xem thêm những khu vui chơi ở An Giang khác ngoài ngọn Thất Sơn hùng vĩ bạn nhé.

TP - Cầu Tứ Liên là một công trình trọng điểm và Hà Nội lên kế hoạch khởi công xây dựng vào năm 2025. Mới đây, Tập đoàn Vingroup có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT).

Theo đơn vị đề xuất, dự án cầu Tứ Liên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thành phố Hà Nội, nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án kết nối bờ phía tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên (Quận Tây Hồ) với bờ đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh, đồng thời kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Vành đai 3.

Hiện tại, bờ phía tây sông Hồng là đường vành đai chính kết nối cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương nên chịu áp lực giao thông rất lớn. Khi đi vào hoạt động, cầu Tứ Liên không chỉ san sẻ áp lực cho các cầu hiện hữu mà còn gia tăng hiệu quả phân luồng giao thông, đồng thời giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường chính.

Trong kế hoạch thực hiện các dự án giao thông trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội xác định cầu Tứ Liên là một công trình trọng điểm và thành phố có kế hoạch khởi công xây dựng trong các năm 2024 - 2025. Để thực hiện kế hoạch này, vừa qua, UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành có liên quan gồm: Sở GTVT, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông (Ban Giao thông) cùng với các đơn vị tư vấn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến nút giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; trình UBND thành phố xem xét trong năm 2024.

Hà Nội giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án

Theo ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GTVT Hà Nội), cầu Tứ Liên và các cầu bắc qua sông Hồng trong khu vực nội đô được coi là những công trình cấp thiết, thành phố đã có chủ trương xây dựng sớm.

Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án cầu Tứ Liên đã được UBND thành phố phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi, sau đó giao Ban Giao thông tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Theo các phương án nghiên cứu, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên). Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.

Với phương án kiến trúc, cầu có thiết kế dây văng, kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình. Với thiết kế này, cầu Tứ Liên được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng phát triển và kiến trúc mới của Hà Nội. Tổng mức đầu tư cầu Tứ Liên được tạm tính là 19.959 tỷ đồng.

Quý khách có mặt tại sân bay Tân Sân Nhất tự làm thủ tục check in Đáp chuyến bay đi Bali Quá cảnh Singapore – Bali được bình chọn là Hòn đảo du lịch quyến rũ nhất thế giới. Sức hấp dẫn của Bali là những bãi biển dài đầy cát, là những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, là những ngọn núi lửa cao chót vót trên 3.000 mét, những dòng sông cuộn chảy, những khe núi sâu hun hút, những mặt hồ nguyên sơ trên miệng các dãy núi lửa đã tắt, các hang động yên ắng đến thiêng liêng và những cánh rừng nhiệt đới đầy ắp cuộc sống hoang dã. Đến Bali. Về khách sạn nhận phòng. Nghỉ đêm tại Bali

Sau khi ăn sáng, tham quan núi lửa KINTAMANI cả ngày, xem múa dân tộc BARONG, ghé thăm làng đúc bạc Celuk, làng mộc truyền thống MAS.

Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi Batur và hồ Batur. Ăn trưa buffet, trên đường về lại khách sạn sẽ ghé thăm đền Holy Spring Water và ruộng bậc thang. Ăn tối với các món BBQ Hải Sản được phục vụ trên bãi biển Jimbaran

Lưu ý: Trình tự tham quan có thể thay đổi cho phù hợp theo sự sắp xếp của Hướng dẫn địa phương

* Tour bao gồm: - Khách sạn tiêu chuẩn quốc tế : 3 sao (02Người lớn/1 Phòng đôi). - Chi phí ăn uống, tham quan theo chương trình. - Phương tiện vận chuyển theo chương trình, đưa và đón sân bay. - Hướng dẫn viên địa phương nói tiếng Anh. - Quà tặng của công ty

* Tour không bao gồm: - Vé máy bay quốc tế khứ hồi: TPHCM – BALI - TPHCM - Thuế hàng không gồm: thuế phi trường, phí an ninh, phụ thu phí xăng dầu,bảo hiểm hàng không… - Chi phí làm hộ chiếu (còn hạn sử dụng trên 6 tháng). - Visa tái nhập Việt Nam (nếu khách mang hộ chiếu nước ngoài). - Tiền phục vu, khuân vác, điện thoại, giặt ủi, - Hành lý quá cước qui định và các chi phí cá nhân phát sinh ngoài chương trình. - Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn và tài xế địa phương. - Bảo hiểm du lịch

* Ghi chú:  - Giá tour áp dụng cho 02 người lớn / 01 phòng đôi. Trẻ em & trẻ nhỏ ngủ cùng giường với bố mẹ. Nếu Quý Khách có nhu cầu bố trí cho trẻ em ngủ giường riêng hoặc yêu cầu sử dụng phòng đơn,vui lòng thông báo khi đăng ký tour và thanh toán phần chi phí phụ thu tại thời điểm đăng ký.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 21 giờ (11-9), lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang lên.

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái và Phú Thọ đang xuống; lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang đang xuống; tại Vụ Quang (tỉnh Phú Thọ) đã đạt đỉnh ở mức 21,21m, lúc 17 giờ (11-9), trên báo động 3 là 0,71m và đang xuống; lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) đang biến đổi chậm; lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang biến đổi chậm.

Mực nước lúc 19 giờ (11-9) trên các sông như sau: trên sông Thao tại Yên Bái 32,49m, trên báo động 3 là 0,49m; tại Phú Thọ 17,83m, trên báo động 3 là 0,33m; sông Cầu tại Đáp Cầu 7,52m, trên báo động 3 là 1,22m; sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,21m, trên báo động 3 là 0,91m; sông Lục Nam tại Lục Nam 6,22m, dưới báo động 3 là 0,08m; sông Lô tại Tuyên Quang 26,95m, trên báo động 3 là 0,95m; tại Vụ Quang 21,13m, trên báo động 3 là 0,63m; sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,48m, trên mức báo động 3 là 0,48m; sông Thái Bình tại Phả Lại 6,13m, trên báo động 3 là 0,13m; sông Hồng tại Hà Nội 11,24m, dưới báo động 3 là 0,26m.

Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo trong mực nước trên các sông trong 12 giờ tới, cụ thể: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 2; tại Phú Thọ sẽ xuống dưới mức báo động 1; sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 3.

Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên trên mức báo động 3; sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3; sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3; sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 2 và dưới báo động 3.

Trong 12-24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1; tại Phú Thọ tiếp tục xuống dưới mức báo động 1Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 2 - Lũ trên sông Cầu sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3; sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 3; sông Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động 3; sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3; sông Hồng tại Hà Nội sẽ biến đổi chậm ở mức báo động 2.

Trong 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm.