Căn cứ tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh nào?

Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội 57 km, cách thành phố Hải Phòng 45 km. Thành phố Hải Dương là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, klhu vực, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

+ Phía bắc giáp huyện Nam Sách;

+ Phía đông giáp các huyện Kim Thành, Thanh Hà;

+ Phía tây giáp huyện Cẩm Giàng;

+ Phía đông nam giáp huyện Tứ Kỳ.

+ Cực bắc nằm ở phường Ái Quốc;

+ Cực tây nằm ở phường Tứ Minh;

+ Cực đông nằm ở xã Quyết Thắng.

Xem chi tiết: https://web01.haiduong.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=4184&title=thanh-pho-hai-duong.html

Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh nào? Mức lương tối thiểu vùng của Thành phố Hải Dương hiện nay là bao nhiêu?

Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Như vậy, hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Lưu ý: mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Như vậy, công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm công ty bị xử phạt.

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ ngày 15/9/2024, trình bày báo cáo về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra và các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bão Yagi và hoàn lưu sau bão gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc, khiến GDP năm 2024 có thể thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phác thảo những nét vẽ đầu tiên của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, theo đó, trong năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5-7%.

Ngày 07/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Kinh tế Việt Nam năm 2024 đã đi được một nửa chặng đường với nhiều mảng sáng đậm nét, tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo. Đây là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của các Bộ, ngành, địa phương.

(Chinhphu.vn) - Kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024 của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước; các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo.

(Chinhphu.vn) - Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, mặc dù còn nhiều khó khăn. Nhiều lĩnh vực đạt kết quả cao. Kinh tế cơ bản tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Đến thời điểm tháng 3/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024. Cụ thể, Liên hợp quốc (UN)[1] nhận định trong bối cảnh rủi ro và bất ổn kéo dài, tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo sẽ chậm lại từ mức 2,7% năm 2023 xuống 2,4% vào năm 2024; Ngân hàng Thế giới (WB)[2] cùng nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2024 đạt 2,4%, giảm so với mức 2,6% trong năm 2023;

Năm 2023 với sự nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và sự tích cực, chủ động trong các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức đa dạng, Hải Phòng đã trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.

Nhằm mở rộng và đa dạng hoá các tổ chức dịch vụ thu, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, hướng tới mục tiêu phát triển BHXH, BHYT toàn dân, Bảo hiểm xã hội Thành phố và Viettel Hải Phòng, Công ty Bảo hiểm PVI Duyên Hải ký hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT.

Theo nội dung hợp đồng ủy quyền, Viettel Hải Phòng, Công ty Bảo hiểm PVI Duyên Hải có trách nhiệm vận động, duy trì phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng (trừ đối tượng học sinh, sinh viên) trong phạm vi toàn thành phố Hải Phòng; Đôn đốc, thu tiền đóng, tiếp nhận hồ sơ của người tham gia; lập danh sách tham gia của người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng; nhận sổ BHXH, thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người tham gia.

Viettel Hải Phòng và Công ty Bảo hiểm PVI Duyên Hải tự đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, điểm thu, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định để thực hiện hoạt động thu BHXH, BHYT theo Hợp đồng.

Ảnh: Lãnh đạo Công ty Bảo hiểm PVI Duyên Hải phát biểu ý kiến

Tại Lễ ký kết, các đơn vị cam kết đồng hành cùng BHXH Thành phố triển khai tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, đặc biệt không ngừng cập nhật, cải tiến hệ thống công nghệ thông tin, cách làm mới phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả công việc nhằm đạt và vượt các chỉ tiêu cam kết với BHXH thành phố Hải Phòng về thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022, hướng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 01/7, ngày 17/7/2022, BHXH quận Hải An phối hợp với Bưu điện Trung tâm 3 tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 01/7, truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Lễ ra quân được tổ chức trên phạm vi địa bàn quận.

Với chủ đề: “Bảo hiểm y tế - vì sức khỏe, hạnh phúc mọi gia đình”,  BHXH quận tập trung truyền thông về ý nghĩa, vai trò, lợi ích, tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT, nhất là BHYT hộ gia đình; lợi ích khi tham gia;  Nhấn mạnh mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Cùng với đó, BHXH quận phát động phong trào thi đua cán bộ, viên chức và người lao động BHXH quận phát triển và vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Kết quả Lễ ra quân lưu động, BHXH quận đã phát triển được 20 người tham gia BHXH tự nguyện, 28 người tham gia BHYT hộ gia đình

Phạm vi ranh giới quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính và vùng biển ven bờ của thành phố (TP) Đà Nẵng và 13 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận

Theo quy hoạch, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được chia thành 3 tiểu vùng. Tiểu vùng Bắc Trung Bộ gồm 5 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Tiểu vùng Trung Trung Bộ gồm 5 tỉnh, TP: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ được định hướng phát triển thành khu vực tăng trưởng quan trọng về công nghiệp, dịch vụ, đô thị biển của vùng và cả nước.

Trong đó, TP Vinh là trung tâm kinh tế, văn hoá của tiểu vùng; Thanh Hoá là một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc.

Quy hoạch xác định tại tiểu vùng Bắc Trung Bộ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá dầu, công nghiệp điện, năng lượng tái tạo; công nghiệp cơ khí, ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng, da dày, dệt may, sản xuất đường; công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, đồ uống. Khai thác hiệu quả các thế mạnh về tài nguyên khoáng sản. Phát triển khu vực ven biển Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước.

Đồng thời, phát triển cây công nghiệp, cây lương thực theo mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến; chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Khuyến khích đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản xa bờ. Phát triển lâm nghiệp gắn với nâng cao giá trị kinh tế rừng sản xuất và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; xây dựng Quảng Trị thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng lớn của vùng.

Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ cảng biển, hàng không, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, đào tạo. Xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm khoa học và công nghệ, đào tạo của tiểu vùng Bắc Trung Bộ.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và tham quan các di sản thiên nhiên, di sản văn hoá.