Tra Cứu Nhãn Hiệu Ở Đâu
Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu nợ thuế ở đâu? Thông tin về người nộp thuế được công khai trong những trường hợp nào?
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu?
Nợ thuế doanh nghiệp là tình trạng doanh nghiệp chưa nộp đủ số tiền thuế và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi hết hạn nộp theo quy định. Nói cách khác, đây là khoản tiền mà doanh nghiệp còn thiếu so với số tiền thuế mà họ phải nộp.
*Dưới đây là hai cách doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp:
1. Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế:
Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Thuế Việt Nam.
Bước 2: Tìm kiếm mục "Tra cứu thông tin nợ thuế" hoặc "Tra cứu thuế". Mục này thường được đặt ở vị trí dễ thấy trên trang chủ hoặc trong menu chính.
Bước 3: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp mà bạn muốn tra cứu vào ô tương ứng. Mã số thuế là một dãy số duy nhất, được cấp cho mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Nhấp vào nút "Tra cứu" hoặc "Tìm kiếm".
2. Liên hệ trực tiếp với Văn phòng Thuế:
Bước 1: Xác định Văn phòng Thuế nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Đến trực tiếp Văn phòng Thuế và yêu cầu được hỗ trợ tra cứu thông tin nợ thuế.
Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
Lưu ý: thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp ở đâu?
Cách tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp chi tiết thì thực hiện Tra cứu trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng nhập qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
Người nộp thuế truy cập Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, chọn tab Doanh nghiệp >>> Đăng nhập kèm mật khẩu của doanh nghiệp, tên đăng nhập chính là mã số thuế doanh nghiệp, bắt buộc phải thêm hậu tố “-pl” ở phía sau.
Chọn mục “Tra cứu” => “Số thuế còn phải nộp”
Bước 3: Hướng dẫn các đề mục khi tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp
Nhấp vào mục “Kỳ tính” => “Loại thuế” => Tra cứu.
Ở mục “Kỳ tính thuế” bạn nhập chọn tháng và năm muốn tra cứu.
Nếu chọn tra cứu hết tất cả thuế của doanh nghiệp còn nợ thì nhấp vào ô “Loại thuế” để chọn mặc định là Tất cả.
Chọn xong mục cần xem thì nhấn Tra cứu để có thể truy xuất dữ liệu. Kết quả sẽ được cho ra.
Để tiện tra cứu hơn, tại cột nội dung kinh tế nên biết được ý nghĩa của 1 số mã như:
- 1701: Là tiền thuế Giá trị gia tăng phải nộp
- 1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp
- 2863: Tiền thuế Môn bài cần phải nộp
- 4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có)
- 4931: Lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế (nếu có)
- 4918: Tiền lãi phát sinh thêm do nộp chậm tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (nếu có)
Tại đây, người nộp thuế có thể tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp thông qua các thông tin bao gồm số tiền thuế đã nộp (được hoàn), số tiền thuế phải nộp...
Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về doanh nghiệp bị cơ quan quản lý thuế công khai nợ thuế doanh nghiệp khi thuộc một trong 9 trường hợp sau:
(1) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
(2) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
(3) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
(4) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
(5) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(6) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
(7) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
(8) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
(9) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu? Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyển công khai thông tin người nộp thuế?
Căn cứ Khoản 3 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền công khai thông tin người nộp thuế như sau:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý thuế nơi quản lý khoản thu ngân sách nhà nước căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn, để quyết định việc lựa chọn các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế có vi phạm theo quy định.
- Trước khi công khai thông tin người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện rà soát, đối chiếu để đảm bảo tính chính xác thông tin công khai. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin công khai. Trường hợp thông tin công khai không chính xác, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế thực hiện đính chính thông tin và phải công khai nội dung đã đính chính theo hình thức công khai.
Tra cứu giấy phép tư vấn du học ở đâu?
Danh sách các Trung tâm cũng cấp dịch vụ du học sẽ được Sở Giáo dục Đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình. Cụ thể:
– Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách 947 trung tâm tư vấn du học đã được cấp phép hoạt động trên đị bàn.
– Theo danh sách được công bố, quận Cầu Giấy có số lượng trung tâm tư vấn du học nhiều nhất với 186 đơn vị. Sau đó, là quận Nam Từ Liêm với 130 đơn vị; quận Đống Đa 79 đơn vị; quận Hà Đông 109 đơn vị; quận Hoàng Mai 72 đơn vị.
– Công khai danh sách các trung tâm tư vấn du học nhằm tăng cường sự giám sát của dân đối với các đơn vị này. Đồng thời là căn cứ để người học có nhu cầu dịch vụ tư vấn du học biết đến những địa chỉ uy tín đã được cấp phép, hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro trong việc tìm nơi học tập chất lượng.
Do đó, Tra cứu giấy phép tư vấn du học ở đâu? Quý bạn đọc hoàn toàn có thể truy cập vào cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo để tra cứu cụ thể về địa điểm từng trung tâm tư vấn du học, kiểm tra xem trung tâm muốn tư vấn đã có giấy phép tư vấn du học hay chưa?
Như vậy, đối với câu hỏi Tra cứu giấy phép tư vấn du học ở đâu? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân tích một số nội dung liên quan đến tư vấn du học. Chúng tôi mong rằng nội dung đã trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
Tư vấn du học bao gồm các hoạt động gì?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dịch vụ tư vấn du học là các hoạt động:
– Giới thiệu, tư vấn thông tin về trường học, khóa học tại người ngoài.
– Tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học nước ngoài.
– Tổ chức đưa người học đến cơ sở giáo dục nước ngoài khi người học được cơ sở giáo dục nước ngoài đồng ý tiếp nhận.
– Tổ chức tuyển sinh du học, tổ chức bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, văn hóa và kỹ năng cần thiết khác cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.
– Theo dõi và hỗ trợ lưu học sinh trong thời gian học tập tại nước ngoài. Các hoạt động khác liên quan đến việc gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.
– Tổ chức đưa người ta nước ngoài học tập. Đưa phụ huynh hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài trước khi quyết định đi du học.