Chào mừng bạn đến với Tên: Trung Tâm Y tế Huyện Châu Thành

Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học: trên địa bàn ấp Rạch Kinh, Bích Trì

+ Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi, thực hiện các quy trình sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm. Khuyến cáo người chăn nuôi trên địa bàn xã thực hiện.

+ Nội dung: Chọn lọc áp dụng các nội dung quan trọng trong các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành vào chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã.

+ Quy mô: Quy mô trình diễn sản xuất cụ thể cho từng mô hình chăn nuôi như sau:

Mô hình nuôi gia cầm thịt (gà thả vườn, vịt an toàn sinh học):

+ Hỗ trợ đầu tư: Thực hiện theo chính sách hỗ trợ khuyến nông trong xây dựng mô hình trình diễn của Tỉnh hàng năm.

+ Năm triển khai mô hình:                          hàng năm.

+ Thời gian thực hiện mô hình:                              4-18 tháng.

+ Tổng vốn đầu tư hỗ trợ mô hình:                        180 Triệu đồng.

Mô hình trồng rau an toàn theo hướng GAP: trên địa bàn ấp Bích Trì, Đa Cần

- Khuyến cáo nông dân sản xuất rau an toàn trên các bờ bao, vườn nhà trong khu dân cư của xã áp dụng quy trình này.

+ Hỗ trợ đầu tư: Thực hiện theo chính sách hỗ trợ khuyến nông trong xây dựng mô hình trình diễn của Tỉnh hàng năm.

+ Nguồn vốn khuyến nông hàng năm

+ Thời gian thực hiện mô hình:                              2-5 tháng.

+ Tổng vốn đầt tư hỗ trợ mô hình:                        60 triệu đồng.

Phân tích, đánh giá biến động các loại đất.

Kết quả thống kê năm 2017 của xã Hòa Thuận so với kết quả kiểm kê năm 2015, biến động về diện tích theo từng mục đích sử dụng đất như sau:

* Tổng diện tích đất tự nhiên: diện tích đất tự nhiên qua kết quả thống kê, kiểm kê năm 2017 so với năm 2015 tăng 31,07 ha. Nguyên nhân là do có sự đo đạc bản đồ chính quy nên diện tích tự nhiên tăng hoàn toàn xác thực với hiện trạng

* Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp kỳ kiểm kê năm 2017 so với kiểm kê năm 2015 tăng 5,41 ha, chiếm 0,38% diện tích đất tự nhiên. Trong đó tăng, giảm từng loại đất cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: giảm 31,74 ha, chiếm 2,96% diện tích đất nông nghiệp, nguyên nhân là do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

- Đất trồng cây hàng năm khác: tăng 5,46 ha, chiếm 0,51% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm: tăng 31,20 ha, chiếm 2,91% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: tăng 1,46 ha, chiếm 0,14% diện tích đất nông nghiệp.

* Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp kỳ kiểm kê năm 2017 so với kiểm kê năm 2015 tăng 29,02 ha chiếm 2,03% diện tích tự nhiên, chủ yếu là do đất ở, đất chuyên dùng tăng. Chi tiết tăng, giảm diện tích các loại đất chính trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau:

- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: giảm 10,51 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 2,94% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất sông, kênh, rạch: tăng 43,75 ha, chiếm 12,24% diện tích đất phi nông nghiệp.

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

Đất công trình bưu chính, viễn thông

Đất có di tích lịch sử- văn hóa

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

(Nguồn: kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2017)

Mục đích và phương pháp thực hiện

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt và sản xuất của nhân dân và để phương tiện lưu thông thuận lợi, cần nhanh chóng xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ trên cơ sở cải tạo lại các tuyến giao thông hiện hữu, kết hợp với việc xây mới một số đoạn tuyến tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh.

- Đường liên ấp: mạng lưới đường liên ấp được bố trí xây dựng trên cơ sở của các tuyến đường có sẵn, nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông khép kín với mạng lưới đường trục xã và trong ấp, kết nối giữa các trung tâm ấp với nhau, có tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: chiều rộng mặt đường: 2.5 - 4.0m; chiều rộng lề đường tối thiểu: 0.5m; chiều rộng nền đường: 3.5-5.0m.

- Đường xóm, trục chính nội đồng: Tổ chức các tuyến đường xóm, trục chính nội đồng trong các xóm nhằm tạo sự đi lại được thuận lợi cho bà con, trên cơ sở tận dụng các lối mòn sẵn có, tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: chiều rộng mặt đường: 2.0 - 2.5m; chiều rộng lề đường: 0,5m; chiều rộng nền đường: 3,0m.

- Đối với các tuyến đường trọng điểm như: Quốc lộ 53, Tỉnh lộ 915B, Hương lộ 10 cần có giải pháp khai thác, bảo quản và kết hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành để kịp thời khắc phục cải tạo phục vụ cho nhu cầu đi lại của địa phương, tránh hiện tượng ổ voi, ổ gà,...

- Chất lượng mặt đường có thể sử dụng các loại mặt sau: bê tông, bê tông cốt thép, đá dăm, láng nhựa,...

+ Trong tình hình khai thác hiện tại, một số tuyến đường đã được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện và vận chuyển hàng hóa.

Trong giai đoạn sắp tới, trên địa bàn xã cần bổ sung một số tuyến đường giao thông để đảm bảo giao lưu kinh tế - xã hội trên địa bàn được thuận lợi. Cụ thể như sau:

Bảng 14. Rà soát, điều chỉnh giai đoạn 2018-2025  tầm nhìn 2030 xã Hòa Thuận

Chiều dài (m) hoặc diện tích (m2)

Đường GTNT kênh cấp I Đa Cần, xã Hòa Thuận (3 Hưng)

Đường GTNT ấp Đa Cần, xã Hòa Thuận

Nâng cấp đường nhựa ấp Bích Trì + Hệ thống thoát nước dọc tuyến, xã Hòa Thuận

Đường GTNT ấp Đầu Bờ, xã Hòa Thuận

Đường GTNT kênh đường Xuồng Kỳ La, xã Hòa Thuận

Hệ thống thoát nước dọc tuyến đường đal trụ sở ấp Đầu Bờ, xã Hòa Thuận

Đường GTNT ấp Vĩnh Lợi, xã Hòa Thuận

Đường GTNT ấp Bích Trì, xã Hòa Thuận

Cầu GTNT kênh Đa Hòa 1 ấp Bích Trì, xã Hòa Thuận

Đường GTNT ấp Vĩnh Trường, xã Hòa Thuận (Đường bào)

Đường GTNT ấp Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận

Đường GTNT ấp Vĩnh Lợi, xã Hòa Thuận (Rạch Tôm)

Nâng cấp mở rộng đường đal Đa Cần,  xã Hòa Thuận (Lò bún)

Đường GTNT ấp Bích trì,  xã Hòa Thuận (Trang trại heo)

Đường GTNT xã Hòa Thuận (đối diện nhà máy 9 Khương)

Nâng cấp mở rộng đường đal ấp Vĩnh Trường,  xã Hòa Thuận (đối diện Bờ Kè)

CHƯƠNG 5  RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2018 -2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

5.1 Định hướng sử dụng đất dài hạn

5.1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn

- Định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã theo hướng: “Thương mại-Dịch vụ- Tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp”.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản.

- Nâng cấp và cải tạo các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tốt cho phục vụ sản xuất của người dân.

- Duy trì và phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 100% số ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%..

- Xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2018 và nâng chất lượng các tiêu chí cao hơn vào các năm tiếp theo.

5.1.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất

5.1.2.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất hiệu quả tránh lãng phí

- Khai thác sử dụng đất phải luôn phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển KT-XH của xã, phát huy được nguồn lực, lợi thế của địa phương đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, gắn liền và phù hợp với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của huyện Châu Thành. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, dưới đây là một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng sử dụng đất huyện đến năm 2025:

+ Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu theo định hướng phát triển xã hội. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo sử dụng đất bền vững.

+ Trên cơ sở cân đối quỹ đất cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, và khu dân cư mới. Diện tích đất canh tác còn lại được xem xét một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp tính chất đất, điều kiện thủy văn, hiệu quả mang lại, bảo vệ môi trường, tránh làm suy thoái đất.

+ Dành quỹ đất thích hợp cho phát triển thương mại, dịch vụ,...

5.1.2.2. Quan điểm về môi trường

- Khai thác sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững.

- Bố trí cân đối diện tích đất cho các ngành, dành quỹ đất trồng cây xanh hành lang kênh phù hợp để đảm bảo bảo vệ công trình.

5.1.2.3. Quan điểm chuyển mục đích sử dụng đất

- Gắn liền với sử dụng quỹ đất hiệu quả, điều chỉnh sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch sản xuất hợp lý để sử dụng đất mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến khía cạnh sử dụng đất trên quan điểm bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

5.1.3. Định hướng sử dụng đất dài hạn

5.1.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp theo hướng khai thác hiệu quả sử dụng đất đai trên cơ sở định hướng phát triển 02 lúa – 01 màu và phát triển cây lâu năm. Bên cạnh việc xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn, lúa giống thì trên lĩnh vực rau màu phát triển nâng cao giá trị theo hướng VietGAP, hữu cơ.

5.1.3.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

- Đảm bảo đầy đủ quỹ đất cho xây dựng và phát triển các khu dân cư.

- Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phải được dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng những cơ sở đã có mở rộng thêm, hạn chế đến mức tối thiểu việc giải tỏa, đặc biệt là giải toả trắng.

- Đảm bảo đất ở cho nhân dân các khu dân cư được bố trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, có đầy đủ hoặc thuận tiện để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước và các tụ điểm giao lưu văn hóa. Trong quy hoạch bố trí đất xây dựng nhà ở phải căn cứ theo tính chất khu vực, địa hình để bố trí.

- Đảm bảo nhà ở cho mọi thành viên trong xã hội về lâu dài.

- Quy hoạch khu dân cư cần hạn chế đến mức thấp nhất việc san lấp các nhánh kênh rạch gây tắc nghẽn dòng chảy.

b. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp

- Định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã theo hướng “Thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp -Nông nghiệp”. Do vậy, cần phải hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc.

Tình hình sử dụng đất tôn giáo tín ngưỡng gần như ổn định nên chỉ nâng cấp cải tạo thiết chế văn hóa này, về phần diện tích sử dụng đất sẽ giữ nguyên, không thay đổi trừ trường hợp mở rộng đường giao thông.

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

- Hệ thống kênh thủy lợi cần chú ý bảo vệ, nạo vét, cải tạo để đáp ứng khả năng cung cấp nước cho sản xuất cũng như tiêu thoát nước.

- Tóm lại, trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đất chuyên dùng trên địa bàn sẽ tăng mạnh, đất nông nghiệp sẽ giảm để chuyển sang đất chuyên dùng đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng khu dân cư.

- Đất nông nghiệp: Quy hoạch đến năm 2025 diện tích là 962,16 ha, giảm 107 ha so với hiện trạng năm 2017. Nguyên nhân là điều chuyển đất lúa kém hiệu quả, một phần đất cây ăn trái và đất rau màu sang đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: Quy hoạch đến năm 2025 diện tích là 465,97 ha, tăng  107 ha so với hiện trạng. Diện tích đất tăng phục vụ đất ở nông thôn và  Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Đất có mục đích công cộng.

- Đất nông nghiệp: Quy hoạch đến năm 2030 diện tích là 483,97 ha, giảm 18 ha so với năm 2025. Nguyên nhân là điều phần đất lúa, cây ăn trái và đất rau màu sang đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: Quy hoạch đến năm 2030 diện tích là 483,97 ha, tăng 18 ha so với năm 2017. Diện tích đất tăng phục vụ đất ở nông thôn và  Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Đất có mục đích công cộng.

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác