Vẽ Phòng Chống Thiên Tai Và Biến Đổi Khí Hậu
Trước đó, vào lúc 3h30 2/2, tại cửa hàng gỗ Ngô Văn Đeo, đám cháy bốc lên nghi ngút, khói mù trời. Nhiều người dân đi đường phát hiện đã chạy đến gõ cửa báo nhưng do thời điểm xảy ra vụ cháy, cả gia đình chủ cửa hàng đang ngủ say nên không ai nghe thấy. Người dân đã gọi điện thẳng đến lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Sự kết hợp giữa Âm lịch và các tiết trong Dương lịch tạo nên Âm – Dương lịch
Các nền văn minh Babylon, Hi Lạp, Ai Cập đã từng kết hợp lịch Mặt Trăng và lịch Mặt Trời. Người ta đã xác định được một chu kỳ 8 năm với 5 năm có 12 tháng và 3 năm có 13 tháng. Năm 432 trước Công nguyên, nhà thiên văn Meton nổi tiếng của Hy Lạp phát hiện ra một điều - từng được giới thiên văn học Trung Hoa biết tới từ lâu: chính 19 năm thời gian của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời khớp đúng với 235 tháng giao hội của Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
Các nhà khoa học cổ đại Trung Quốc kết hợp Âm lịch với các điểm tiết trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên Âm – Dương lịch đang được sử dụng ở một số nước châu Á. Năm Dương lịch dài hơn năm Âm - Dương lịch 10 – 11 ngày. Trung bình thời gian 3 năm Dương lịch dài hơn 3 năm Âm - Dương lịch 32 – 33 ngày. Để cho năm Âm - Dương lịch gần trùng hợp với năm Dương lịch và phù hợp với chu kì của năm thiên văn, người ta đặt ra năm nhuận Âm - Dương lịch có 13 tháng. Cứ 19 năm có 7 lần nhuận Âm - Dương lịch. Quy tắc tính năm nhuận của Âm - Dương lịch là lấy số năm Dương lịch chia cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm nhuận. Quy tắc này không phải là quy ước chủ quan của người làm lịch mà dựa trên quy luật tự nhiên của hệ thống thiên văn. 12 tháng Âm - Dương lịch tương ứng với 12 trung khí để cho năm Âm – Dương lịch không bị lệch với thời tiết, khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm sóc (giao hội) tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận. Nghĩa là tháng được chọn làm tháng nhuận Âm - Dương lịch là tháng không có trung khí (không có điểm khởi đầu của cung Hoàng đạo), chỉ có 1 tiết khí. Tháng 11 Âm – Dương lịch luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, lịch Can chi của Trung Quốc đặt tên tháng 11 là Tí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác.
Tên chi theo lịch Can chi và trung khí của tháng Âm – Dương lịch như sau:
Tính các điểm sóc thì biết được các ngày trong tháng, tính các trung khí để biết tháng đó là tháng mấy và có tháng nhuận trong năm hay không. Việc tính tháng nhuận Âm - Dương lịch rất phức tạp bới nó còn phụ thuộc lực tương tác giữa các thiên thể trong hệ Mặt Trời chứ không chỉ có 3 thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Các lực này gây nhiễu động cho các chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất. Theo tính toán của các nhà làm lịch, các năm và tháng nhuận Âm - Dương lịch tiếp theo là năm 2025 (Ất Tị) nhuận tháng 6; năm 2028 (Mậu Thân) nhuận tháng 5; năm 2031 (Tân Hợi) nhuận tháng 3. Còn theo thư tịch cổ “Tam nguyên cửu vận” của người Trung Hoa thì các năm nhuận tiếp theo đó là năm 2033 (Quý Sửu) nhuận tháng 11; năm 2036 (Bính Thìn) nhuận tháng 6; năm 2039 (Kỉ Mùi) nhuận tháng 5; năm 2042 (Nhâm Tuất) nhuận tháng 2. Kết quả này có thể đúng với phương thức tính toán hiện đại cho Âm – Dương lịch áp dụng ở Việt Nam, nhưng cũng có thể sai lệch một thời điểm nào đó vì Trung Quốc xác định thời gian theo múi giờ số 8, Việt Nam xác định thời gian theo múi giờ số 7.
Tóm lại, Âm – Dương lịch dựa trên cơ sở khoa học là sự kết hợp lịch theo tuần Trăng và lịch theo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Sự biến đổi thời tiết theo mùa khi hậu phụ thuộc vào chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, được thể hiện qua các điểm “tiết” tương ứng với các cung Hoàng đạo trong quá trình chuyển động và trùng khớp với một ngày Dương lịch hàng năm. Trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có 12 điểm trung khí, tương ứng với 12 tháng trong năm. Năm nhuận Âm – Dương lịch là năm có 13 tháng, trong đó có 1 tháng nhuận không chứa trung khí. Tháng nhuận này vừa đảm bảo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, vừa có ý nghĩa hiệu chỉnh thời gian của năm Âm – Dương lịch tiệm cận với chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Tháng nhuận không ảnh hưởng đến sự biến đổi thời tiết trong mùa khí hậu.
Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du có câu “Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Thanh minh là một tiết khí thường vào tháng Ba Âm – Dương lich, nhưng năm Quý Mão 2023, tiết Thanh minh lại là rằm tháng 2 nhuận. Dân gian cũng còn truyền lại, tháng Ba có rét Nàng Bân, nghĩa là trong tháng Ba Âm – Dương lịch vẫn còn có thể có gió mùa Đông Bắc và rét. Tần suất gió mùa Đông Bắc ở nước ta giảm và yếu hẳn từ sau tiết Cốc vũ (mưa rào) vào 20/4 Dương lịch. Năm nay, trung khí Cốc vũ là ngày 01/3 Âm – Dương lịch. Vậy nên trong tháng Ba Âm – Dương lịch, có chăng chỉ còn một vài đợt gió mùa Đông Bắc yếu mang đến không khí mát mẻ trước khi bước vào những ngày hè nóng nực.
1. Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh (2004). Địa lí tự nhiên đại cương 1. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
2. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu (2005). Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
3. Trần Tiến Bình (2014). Tính tháng nhuận trong âm lịch như thế nào. https://vnexpress.net/.
Thạc sĩ Bùi Văn Năm Trưởng phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng; Giảng viên chính môn Địa lí
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là cơ sở khoa học tạo nên Âm lịch
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng tạo nên sự chuyển động kép Mặt Trăng - Trái Đất với tâm nằm ở khoảng 0,73 bán kính Trái Đất, mà ta thường quen gọi là chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được gọi là mặt phẳng Bạch đạo. Mặt phẳng Bạch đạo lệch với mặt phẳng Hoàng đạo 509’. Góc nghiêng cực đại của mặt phẳng Bạch đạo với mặt phẳng xích đạo Trái Đất là 28036’.
Thời gian Mặt Trăng chuyển động được một vòng quanh Trái Đất là 27,32 ngày trái đất. Tốc độ trung bình 3.660 km/h (1.017 m/s). Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, còn Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên vị trí tương đối của Mặt Trăng đối với Mặt Trời và Trái Đất thay đổi theo chu kì. Thời điểm Mặt Trời và Mặt Trăng ở cùng một phía của Trái Đất và vết chiếu của Mặt Trăng lên mặt phẳng Hoàng đạo nằm trên đường thẳng nối tâm Mặt Trời với tâm Trái Đất gọi là thời điểm giao hội (điểm giao hội còn gọi là điểm sóc). Từ điểm giao hội trước, Mặt Trăng chuyển động được 1 vòng (27,32 ngày), vẫn phải tiếp tục chuyển động thêm hơn 2 ngày nữa là 29,5 ngày mới đến điểm giao hội tiếp theo. Khoảng thời gian này là tháng giao hội, hay là một tháng Âm lịch. Thời điểm Mặt Trăng đến điểm giao hội là ngày mồng 1, còn gọi là ngày sóc. Thời điểm Mặt Trăng, Mặt Trời ở 2 phía đối diện với Trái Đất là ngày vọng (rằm âm lịch). Trung bình một tháng dài 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày tùy thuộc vào thời điểm giao hội. Lịch theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được gọi là Âm lịch, mỗi năm thường có 354 hoặc 355 ngày.
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là cơ sở làm lịch của nhiều nền văn minh cổ như Babylon, Ai Cập, Hi Lạp...