Việt Nam xếp thứ 3 xuất khẩu gạo trên thế giới

Trung Quốc – đất nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới

Trung Quốc, là quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới, đặt nền một thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo đáng kể, và có vai trò quan trọng trong việc giao dịch gạo trên thế giới. Đặc biệt, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn. Tuy nhiên, ngày càng nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, và bao bì đóng gói của gạo nhập khẩu.

So với năm trước, Trung Quốc đã đóng góp một phần lớn trong sự gia tăng dự kiến của tổng tiêu thụ gạo trên toàn cầu. Dự báo cho biết tổng tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã tăng lên 155,7 triệu tấn, so với con số 5,4 triệu tấn một năm trước.

Các quốc gia mà Trung Quốc thường xuất khẩu gạo chính bao gồm các quốc gia trong khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, và Hồng Kông.

Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thời điểm hiện tại mỗi năm

Bạn đang thắc mắc xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ mấy thế giới? Việt nam hiện đang là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước. Do đó, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược.

Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu tháng 4 năm nay, xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, kim ngạch 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và 54,5% về giá trị so với cùng kỳ. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Với mức giá này, giúp gạo Việt Nam vượt Thái Lan, vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới, cũng là mức giá cao nhất trong 2 năm qua.

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ – xuất khẩu gần 3 triệu tấn mỗi năm

Mặc dù Hoa Kỳ là một cường quốc với các ngành công nghiệp quan trọng như dầu lửa, sắt thép, và sản xuất ô tô, đồng thời có sự phát triển ấn tượng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, không nên bỏ qua sự đầu tư và phát triển đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trong năm 2022 dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 2,5%, tương đương với 2,88 triệu tấn, do giảm nguồn cung và tăng giá thành.

Thái Lan từng đứng top 1 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới

Thái Lan nổi bật là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời xếp thứ hai trên thế giới với khoảng 7,54 triệu tấn, chỉ sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan chủ yếu tập trung vào các quốc gia như Hoa Kỳ, Nam Phi, Angola, Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng 6,1 triệu tấn, tăng 400.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Điều đáng chú ý là gạo thơm Hom Mali của Thái Lan được xem là một trong những loại gạo ngon nhất trên toàn cầu, giúp đảm bảo vị thế vững chắc của gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế.

Urugoay – trung tâm lương thực lớn nhất tại Nam Mỹ

Ngành kinh tế của Uruguay chủ yếu hoạt động dựa vào xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Chính vì vậy, việc Uruguay nằm trong danh sách các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới là điều dễ hiểu. Trong giai đoạn từ 2020 đến 2021, Uruguay đã xuất khẩu hơn 780.000 tấn gạo. Thị trường mục tiêu chính của họ là Brazil.

Theo dữ liệu thống kê, Italia sản xuất trung bình khoảng 1,4 triệu tấn gạo mỗi năm. Phần lớn sản phẩm này thường được xuất khẩu vào các thị trường thuộc Liên minh châu Âu. Đặc biệt, vào năm 2019, khối lượng gạo xuất khẩu từ Italia đã đạt hơn 780 nghìn tấn.

Trước đây, Brazil đã từng là quốc gia phải nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác. Nhưng hiện tại, Brazil đã thay đổi hoàn toàn cảnh quan và nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Sự thay đổi này chủ yếu là nhờ vào việc thực hiện các chính sách cải tiến trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và mở rộng hoạt động canh tác.

Các thị trường xuất khẩu chính của Brazil bao gồm Peru, Venezuela, Cuba và Costa Rica.

Campuchia đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách các quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn hàng đầu trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2020-2021, Campuchia đã xuất khẩu khoảng 1,45 triệu tấn gạo đến hơn 60 quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Trong danh sách các thị trường chính mà Campuchia xuất khẩu gạo, chúng có Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia trong khu vực ASEAN.

Bài viết trên đã cung cấp chính xác 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về quy định và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu gạo, hãy liên hệ với công ty Boomlogistics, một đơn vị uy tín và hàng đầu tại Việt Nam, để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chi tiết từ A đến Z.

BNEWS Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) ngày 4/1 cho biết Thái Lan đang trên đà trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau khi xuất được 6,91 triệu tấn gạo trong 11 tháng năm 2022.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) ngày 4/1 cho biết Thái Lan đang trên đà trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sau khi xuất được 6,91 triệu tấn gạo trong 11 tháng đầu năm 2022.

Trong cùng kỳ, Ấn Độ vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo với 18,25 triệu tấn xuất đi nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu 6,67 triệu tấn.

Ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch TREA tự tin rằng sản lượng gạo xuất khẩu trong năm 2022 của Thái Lan sẽ vượt mục tiêu 7,5 triệu tấn nhờ nhu cầu gia tăng từ Iraq, Trung Quốc và Mỹ trong dịp Năm mới.

Ông cũng cho biết thêm khối lượng gạo xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm ngoái đánh dấu mức tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021, mang lại doanh thu 123,51 tỷ baht (3,63 tỷ USD), tăng 29,2%.

Tính riêng tháng 11/2022, Thái Lan xuất được 706.270 tấn gạo, giảm 11,1% so với tháng trước đó, song doanh thu lại tăng 2,6% lên 14,3 tỷ baht (gần 420 triệu USD).

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu gạo Thái Lan còn có Hong Kong (Trung Quốc), Canada, Singapore, Australia, Nhật Bản, Angola, Mozambique, Philippines, Cameroon, Nam Phi, Yemen và Benin.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo lượng gạo xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2022 đạt khoảng 800.000 tấn, giúp đưa khối lượng gạo xuất khẩu cả năm lên khoảng 7,71 triệu tấn./.

Nông dân ở Santipur, Ấn Độ cào thóc đang phơi

Tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã đột ngột tuyên bố cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati (gạo không phải gạo hạt dài basmati), bao gồm các loại gạo được cộng đồng Nam Ấn ưa chuộng. Động thái này làm dấy lên lo ngại làm mất ổn định nguồn cung gạo ở một số nơi trên thế giới, thậm chí đã khiến một số khách hàng ở Mỹ hoảng sợ tích trữ hàng.

Tuy nhiên các nhà sản xuất gạo Mỹ muốn người tiêu dùng biết: Chúng tôi có rất nhiều gạo. “Có đủ gạo Mỹ để cung cấp khắp nơi”, Liên đoàn Gạo Mỹ (USA Rice), cho biết trong một tuyên bố ngày 1/8. “Đây không phải là [khủng hoảng] giấy vệ sinh như mùa xuân năm 2020”.

Phần lớn gạo tiêu thụ tại Mỹ được sản xuất trong nước và nước này có sản lượng khá tốt trong năm nay, USA Rice lưu ý.

Nhưng đối với các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trung thành của các giống gạo non-basmati được trồng ở Ấn Độ, lệnh cấm đã có ảnh hưởng. Trên bình diện quốc tế, lệnh cấm đang gây ra biến động trên thị trường và đặc biệt có thể tác động đến những nơi phụ thuộc vào xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

Đông Nam Á và châu Á chịu ảnh hưởng

Vào ngày 20/7, chính phủ Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và chiếm hơn 40% thương mại gạo toàn cầu, tuyên bố ngừng xuất khẩu gạo trắng non-basmati, có hiệu lực ngay lập tức. Theo tuyên bố của chính phủ, động thái này được thiết kế để giúp hạ giá gạo và đảm bảo nguồn cung gạo ở Ấn Độ. Xuất khẩu gạo đã đồ qua và gạo basmati vẫn được cho phép.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu - và hàng triệu người dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng, trong đó người tiêu dùng châu Á và châu Phi sẽ phải chịu gánh nặng lớn nhất.

“Malaysia dường như là nước dễ bị tổn thương nhất theo phân tích của chúng tôi,” Barclays cho biết trong một báo cáo gần đây, nhấn mạnh sự phụ thuộc khá lớn của nước này vào gạo Ấn Độ.

Các nhà phân tích viết: “Nước này nhập khẩu một phần đáng kể nguồn cung gạo của mình và Ấn Độ chiếm một phần tương đối lớn trong lượng gạo nhập khẩu của nước này.

Singapore cũng có khả năng bị ảnh hưởng, với báo cáo cho thấy Ấn Độ chiếm khoảng 30% lượng gạo nhập khẩu của nước này.

Nông dân cấy mạ ở quận Nagaon, bang Assam, Ấn Độ

Tuy nhiên, Barclays lưu ý rằng Singapore chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực nói chung, không chỉ gạo. Nước này hiện đang trong quá trình tìm kiếm sự miễn trừ khỏi lệnh cấm của Ấn Độ.

Giá gạo hiện đang dao động ở mức cao nhất trong thập kỷ, với El Nino gây thêm rủi ro cho sản xuất toàn cầu tại các nhà sản xuất gạo lớn khác của châu Á như Thái Lan, Pakistan và Việt Nam.

Barclays chỉ ra rằng Philippines sẽ “chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước sự gia tăng giá gạo toàn cầu”, do tỷ trọng gạo cao nhất trong rổ CPI của quốc gia này. Tuy nhiên, phần lớn gạo nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á này đến từ Việt Nam.

Châu Á không phải là khu vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nhiều quốc gia châu Phi và Trung Đông cũng dễ bị ảnh hưởng.

BMI, một đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions, cho biết các thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở châu Phi cận Sahara và ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Công ty đã trích dẫn Djibouti, Liberia, Qatar, Gambia và Kuwait là những nơi “bị tác động nhiều nhất”.

Tanner Ehmke, nhà kinh tế hàng đầu về ngũ cốc và hạt có dầu tại CoBank, cho biết lệnh cấm của Ấn Độ, sau các hạn chế khác, “đã khiến thị trường châu Á rơi vào tình trạng hoảng loạn”. “Lúc này đang có mối lo ngại về lạm phát lương thực, đặc biệt là trên khắp châu Á”, ông nói và lưu ý rằng Ấn Độ chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu. Các mặt hàng gạo bị cấm chiếm khoảng 15%.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ gây ảnh hưởng trên khắp các thị trường gạo thế giới

Chuyên gia Ehmke cho biết các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào gạo của Ấn Độ bao gồm Philippines, Malaysia ở Đông Nam Á và Nigeria, Bờ Biển Ngà và Senegal ở Tây Phi.

“Lệnh cấm là đòn mới nhất giáng vào thị trường gạo toàn cầu”, theo một bài đăng trên blog gần đây của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế. Theo đó, việc giảm lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ “đặt ra rủi ro về giá toàn cầu cao hơn và tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng”.

Joseph Glauber, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế và là đồng tác giả của bài đăng trên blog cho biết, giá gạo bắt đầu tăng vào năm ngoái do lũ lụt tàn phá ở Pakistan, khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Lệnh cấm và kiểu thời tiết El Nioo có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi đó, Mỹ đang ở một vị trí khá tốt khi nói đến gạo. Peter Bachmann, Phó chủ tịch chính sách và các vấn đề chính phủ tại Liên đoàn Lúa gạo Mỹ, cho biết, trước năm nay, nông dân trồng lúa ở Mỹ đã phải vật lộn với hạn hán và một số đã chuyển sang trồng các loại cây trồng sinh lợi hơn như đậu tương hoặc ngô. Nhưng năm nay thì khác.

Ông lưu ý rằng giá đậu tương và ngô giảm khiến gạo trở nên hấp dẫn trở lại. Và “California có lượng mưa và tuyết rơi đáng kể trong mùa đông để cung cấp cho họ đủ nước cho cả năm sản xuất. Vì vậy, chúng tôi đang mong muốn có một vụ lúa ở Mỹ thực sự mạnh", ông Bachmann nói.

Ông Bachmann cho biết Mỹ chủ yếu nhập khẩu gạo đặc sản và gạo thơm, như gạo arborio dùng để làm món risotto, gạo nhài, gạo basmati và các giống khác. Gạo Mỹ chiếm phần còn lại. Ông nói: “Chúng tôi cung cấp khoảng 70-80% thị trường nội địa".

Điều đó có nghĩa là chỉ một phần nhỏ gạo tiêu thụ ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm. Charles Hart, nhà phân tích hàng hóa tại BMI, ước tính rằng “không đầy 2,5% lượng gạo nhập khẩu của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng”.

Nhưng trong thị trường đặc biệt đó, các nhà phân phối và người mua hàng ở Mỹ đang ở trong một tình thế khó khăn khi nguồn nhập khẩu bị cắt đứt.

Kiran Kumar Pola, giám đốc công ty Deccan Foods, một nhà nhập khẩu và phân phối gạo Ấn Độ tại Mỹ, cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào gạo non-basmati. Hiện tại, chúng tôi phải đối mặt với một thách thức đáng kể với các hợp đồng và đơn đặt hàng 15.000 tấn gạo". Ông Pola nói rằng tình hình không chỉ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của ông mà cả những khách hàng mua các loại gạo này.

Sau khi tin tức về lệnh cấm được đưa ra, một số cửa hàng tạp hóa ở Mỹ đã đầy chặt người mua hàng tích trữ gạo Ấn Độ.

Một cửa hàng tạp hóa Ấn Độ ở khu vực Dallas, là India Bazaar đã trấn an người mua hàng không nên hoảng sợ hoặc tích trữ gạo. “Chúng tôi - India Bazaar hiểu những lo ngại về lệnh cấm gần đây đối với gạo thô non-Basmati của Ấn Độ. Hãy yên tâm, chúng tôi đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế để bình thường hóa tình hình và tiếp tục phục vụ các bạn.”